Một lần nữa thị trường lại rúng động với thông tin Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) vào diện kiểm soát đặc biệt do có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của ngân hàng này.
DongABank từng có thời kỳ “ăn nên làm ra” nhưng bất ngờ đón đà giảm mạnh trong vài năm gần đây. Từ một ngân hàng ở đỉnh cao phong độ, lãi sau thuế gần nghìn tỷ đồng vào năm 2011, sau 3 năm con số này lần lượt trượt dốc mạnh và lãi chưa đầy 27 tỷ đồng kết thúc năm 2014.
Lợi nhuận của ngân hàng giảm chủ yếu do thu nhập lãi thuần. Từ năm 2011 đến năm 2013, thu nhập lãi thuần của DongA Bank chỉ giảm dần đều mà bắt đầu đứt gãy mạnh vào năm 2014 khi kéo từ 2.227 tỷ đồng cuối năm 2013 về 1.483 tỷ đồng.
Hoạt động cho vay cũng không có gì khởi sắc khi năm vừa qua âm 2,3% so với năm liền trước. Trong khi đó lãi suất cho vay lại thấp khiến cho khoản lãi thu về không cao. Đáng lo ngại hơn, nợ xấu đã gia tăng đột biến từ mức 1,69% (năm 2011) lên 3,95% (năm 2012). Đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức 3,99%. Cuối năm ngoái, nợ xấu của ngân hàng không được công bố, nhưng theo nhiều nguồn tin thì tỷ lệ này đã dâng ở mức cao.
Một chi tiết khác, đường biểu thị lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) cũng dốc đứng khi giảm kỷ lục từ 2.105 đồng cuối năm 2011 xuống còn 54 đồng vào cuối năm 2014. Hơn nữa, hai năm qua, cổ đông Dong A Bank không được nhận cổ tức.
Chậm!
DongABank là ngân hàng cuối cùng công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 khi thời điểm đó đã là gần cuối tháng 6/2015.
Tổng giám đốc ngân hàng, ông Trần Phương Bình giải thích lý do chậm trễ công bố báo cáo tài chính là do quý IV/2014, NHNN chi nhánh TP.HCM đã thực hiện thanh tra ngân hàng theo đúng kế hoạch. Sau khi việc thanh tra đã kết thúc, DongABank đã xác nhận kết quả tài chính với công ty kiểm toán E&Y.
Ngoài ra, DongABank là ngân hàng cuối cùng tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 (21/7). DongABank đã phải hoãn ngày đại hội cổ đông theo dự kiến ban đầu, do phải chờ NHNN thông qua danh sách nhân sự mới của ngân hàng nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Sự rề rà của DongABank còn ở việc tăng vốn mãi không thành. Từ năm 2011 đến nay, DongA Bank đã có 2 lần tăng vốn thành công và một lần không thành. Hiện vốn điều lệ của ngân hàng là 5.000 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc không thành có thể được ngầm đoán là do cổ đông không mấy mặn mà khi giá cổ phiếu thấp hơn giá phát hành.
Gian truân tìm đối tác
Cùng với quá trình đi xuống, DongABank được thị trường chú ý khi Chủ tịch HĐQT, ông Cao Sỹ Kiêm nhắc đến nhiều lần việc sáp nhập với Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) - một ngân hàng có quy mô tương đương nhưng lợi nhuận tốt hơn Đông Á. Tuy nhiên tại ĐHĐCĐ diễn ra tháng trước, phía DongABank khẳng định “mối lương duyên” này không xảy ra.
Cũng tại buổi họp, ông Cao Sỹ Kiêm bất ngờ xin từ chức vì “lý do cá nhân”, đồng thời rút khỏi HĐQT của ngân hàng này.
DongABank cũng đã hé lộ khả năng tham gia của CTCP Tập đoàn KiDo (Kinh Đô) trong đợt tăng vốn sắp tới bằng cách phát hành thêm 100 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược là Kinh Đô.
Tuy nhiên sau đó, thị trường lại dấy lên nhiều thông tin nghi vấn Kinh Đô sẽ không đầu tư vào DongABank do tình hình tài chính của DongA Bank có quá nhiều vấn đề cần cải thiện.
Cơ cấu cổ đông của DongABank.
Một ngày trước giờ “khai tử”
Ngày 13/8, ông Trần Phương Bình chia sẻ là đang có nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua 49% cổ phần của ngân hàng này và hỗ trợ về tài chính (4.900 tỷ đồng) trong quá trình xử lý nợ xấu tái cơ cấu để DongABank nâng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng.
Ông cũng cho biết trong những phương án tái cơ cấu được NHNN chấp thuận thì KiDo chỉ có thể là nhà đầu tư đồng hành với ngân hàng chứ không hẳn là nhà đầu tư chiến lược. Bởi với kế hoạch sẽ tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng của DongA Bank, nếu KiDo rót 1.000 tỷ đồng cũng chỉ chiếm khoảng 10% cổ phần.
Ông Trần Phương Bình thừa nhận, thời gian qua, nhà băng này gặp nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng ít nhiều bởi các tin đồn. Đặc biệt, sau kỳ ĐHĐCĐ năm 2015, giới tài chính rất quan tâm đến chuyện nợ xấu chủ yếu là từ Công ty bất động sản Phát Đạt.
DongABank muốn xin NHNN thêm khoảng thời gian và để xử lý nợ xấu ngân hàng nhanh nhất là tái cơ cấu.
Tuy nhiên chỉ ngay sau đó một ngày, NHNN công bố thông tin sẽ miễn nhiệm, đình chỉ nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt ngân hàng Đông Á và đưa cán bộ có năng lực của BIDV vào tiếp quản.
Trong bối cảnh ngành nông nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, hướng đến nền sản xuất hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững, Công ty TNHH Nông Nghiệp Thailand nổi bật như một điểm sáng tiên phong, mang theo sứ mệnh đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến gần hơn với bà con nông dân.
Trong khuôn khổ Chương trình “Thương hiệu Mạnh Quốc gia 2025” – một sự kiện tầm cỡ quốc gia nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng cao, Kim Cương Dentallab đã xuất sắc được xướng tên, trở thành đại diện tiêu biểu của ngành nha khoa thẩm mỹ Việt Nam. Đây không chỉ là sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình hơn 10 năm không ngừng nỗ lực của doanh nghiệp, mà còn là nguồn động lực lớn lao để Kim Cương Dentallab tiếp tục vươn xa và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Trong bối cảnh thị trường sữa ngày càng cạnh tranh, Hệ thống Sữa An Tiến đã từng bước khẳng định vị thế vững chắc, trở thành địa chỉ uy tín được đông đảo người tiêu dùng tại Long An và các tỉnh lân cận tin tưởng lựa chọn. Dưới sự điều hành của doanh nhân Trần Hoàng Phi, An Tiến không chỉ đơn thuần là nhà phân phối sữa mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, mang đến những sản phẩm chất lượng và dịch vụ tận tâm.
Công ty TNHH TM & DV Du lịch Non Nước Việt vừa chính thức được vinh danh trong Top 30 Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia, một giải thưởng uy tín khẳng định vị thế vững chắc và sự phát triển bền bỉ của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình hơn 15 năm xây dựng và phát triển của Non Nước Việt Travel.
Ngày 12/04, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hồ Chí Minh, Carita Academy đã vinh dự đón nhận danh hiệu “Top 10 Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2025”. Giải thưởng này không chỉ là minh chứng cho sự yêu mến, tin tưởng của học viên và phụ huynh mà còn khẳng định chất lượng giảng dạy, đào tạo của đội ngũ giảng viên. Đây là một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của thương hiệu.
Vào 17/2/2025 vừa qua, tại Ada, Michigan, Mỹ tập đoàn Amway – Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn khỏe mạnh hơn - công bố hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Hai bên chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tại trụ sở Tập đoàn Amway (Michigan, Mỹ). Sự kiện này đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu dinh dưỡng, thúc đẩy trao đổi chuyên môn và tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ Công Bố “Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2023”, là một sự kiện đánh dấu những nỗ lực đóng góp của doanh nghiệp, thương hiệu uy tín, chất lượng cao trên thị trường. ...
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.