Địa phương quyết định ngày khai giảng theo diễn biến dịch bệnh
Lượt xem: 864
Ngày 4/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch năm học 2021-2022 với ngày tựu trường sớm nhất là 1/9, lớp 1 từ ngày 23/8; tổ chức khai giảng vào ngày 5/9. Thời gian nghỉ học, tựu trường sớm và kéo dài năm học không quá 15 ngày so với khung kế hoạch.
Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn. Ảnh: HUST
 
Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn. Ảnh: HUST
 
Bên lề họp báo Chính phủ chiều 11/8, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn trả lời VnExpress về khung kế hoạch năm học 2021-2022.
 
- Vì sao giữa lúc Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại ban hành Quyết định khung kế hoạch năm học 2021-2022 cho phép học sinh lớp 1 tựu trường từ 23/8, học sinh các lớp học khác từ 1/9 và khai giảng vào 5/9?
 
- Khung kế hoạch năm học là văn bản khung để địa phương căn cứ vào đó quyết định kế hoạch thời gian năm học cụ thể cho các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn. Các mốc thời gian Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là "sớm nhất" hoặc "muộn nhất", chứ không có nghĩa Bộ yêu cầu tất cả địa phương phải tựu trường và kết thúc năm học trong cùng một ngày.
 
Hàng năm, Bộ đều có chỉ thị, công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học cho các cấp để cụ thể hóa khung kế hoạch năm học này sao cho phù hợp với tình hình thực tế, với năm học 2021-2022 là dịch bệnh Covid-19.
 
Theo Quyết định khung kế hoạch năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo trao quyền cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định kế hoạch thời gian năm học cụ thể cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với thực tiễn của mỗi địa phương.
 
Trong đó, thời gian nghỉ học, thời gian tựu trường sớm và thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày so với khung kế hoạch năm học 2021-2022 để bảo đảm hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trong trường hợp đặc biệt.
 
- Hiện nay hơn 20 tỉnh, thành phải giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, khi xây dựng khung kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tính toán tới thực tế của nhóm địa phương này như thế nào?
 
- Trong các tình huống, Bộ luôn phải đặt sự an toàn của học sinh, cán bộ, giáo viên lên trên hết. Hiện tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp ở một số địa phương, nhưng cũng có nhiều nơi dịch bệnh trong tầm kiểm soát và có thể thực hiện theo đúng các mốc đã quy định trong khung kế hoạch năm học.
 
Với những tỉnh thành đang khó khăn về dịch bệnh, phải giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng như TP HCM và một số tỉnh phía Nam, không thể tựu trường vào ngày 1/9, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thể quyết định thời gian tựu trường muộn hơn khung, ví dụ 10/9 hay 15/9, thậm chí là sang tháng 10.
 
Cùng với đó, thời gian kéo dài năm học kết thúc chậm hơn 15 ngày so với khung (vào ngày 15/6). Các mốc quy định trong năm học đối với các địa phương có tình huống đặc biệt cũng được UBND tỉnh, thành điều chỉnh phủ hợp với thời gian tựu trường và kết thúc năm học này.
 
Trường hợp kéo dài năm học muộn hơn 15 ngày, nhưng vẫn chưa thể kết thúc năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng bàn bạc, phối hợp với địa phương có giải pháp phù hợp. Như năm học 2019-2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn kết thúc năm học vào tháng 7/2020 thay vì 31/5 như kế hoạch ban đầu.
 
- Nhiều nhà giáo kiến nghị Bộ điều chỉnh luôn khung kế hoạch năm học ngay từ đầu năm, có sự linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh, quan điểm của Bộ thế nào?
 
- Khi xây dựng quy định khung kế hoạch năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xem xét tới việc nên hay không nên lùi thời gian tựu trường sớm nhất. Nhưng việc "lùi chung" này có những bất cập.
 
Khó có thể lường được dịch bệnh sẽ tiếp diễn như thế nào nên không thể vì một vài tỉnh thành mà cả nước lùi năm học. Thời điểm này dịch bệnh ở địa phương này, nhưng có thể một thời gian nữa lại xuất hiện ở địa phương khác, nếu "lùi" như vậy không thể bắt đầu được năm học.
 
Hàng năm, các tỉnh miền Trung thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, nếu cũng phải lùi năm học theo Hà Nội, TP HCM, rồi tới mùa bão lũ tiếp tục phải cho học sinh nghỉ học thì sẽ rất khó khăn cho những địa phương này.
 
Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch năm học dùng chung cho cả nước, còn địa phương phải linh hoạt quyết định kế hoạch thời gian năm học phù hợp với tình hình thực tiễn.
 
- Trong bối cảnh Covid-19, Bộ đã chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo thế nào để đảm bảo vừa chống dịch, vừa học tập?
 
- Khó khăn về dịch bệnh trong hai năm qua khiến ngành giáo dục bị ảnh hưởng rất nhiều. Cùng với những điều chỉnh của cơ quan quản lý Nhà nước, rất cần sự chia sẻ, đồng lòng góp sức của địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo và mỗi nhà trường.
 
Ngành giáo dục và đào tạo mỗi địa phương cần chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch giáo dục một cách khoa học, phù hợp thực tiễn. Về việc này Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có hành lang pháp lý trong đó cao nhất là quy định trong luật.
 
Khi có thể bắt đầu năm học mới, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo để mỗi nhà trường xây dựng kế hoạch sao cho có thể bố trí dạy học tiết kiệm tối đa thời gian, cơ sở vật chất, tận dụng các không gian dạy học khác nhau (trong, ngoài lớp), các hình thức dạy học khác nhau (trực tuyến, trực tiếp), các phương pháp tổ chức dạy học khác nhau (tích hợp liên môn, dạy học theo chuyên đề) để hoàn thành yêu cầu của chương trình trong thời gian eo hẹp hơn.
Nguồn tin :
Theo dõi Tin tức qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:

In
CỬA LƯỚI CHỐNG MUỖI

Tin doanh nghiệp

Google bật mí 8 mẹo tự bảo vệ trước nguy cơ lừa đảo, đánh cắp tài khoản

Trong bối cảnh, các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng ngày càng tinh vi, Google mới đây đã đưa các mẹo giúp người dùng hạn chế rủi ro.

Công ty Qui Phúc và TGĐ Nguyễn Thanh Hải vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Sáng ngày 26/03/2024, UBND quận Bình Tân Tp Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2023, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2024 và triển khai 50 chương trình, công trình, dự án thi đua tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trên địa bàn quận Bình Tân.

Ông Phạm Nhật Vượng vào top 50 nhân vật tiêu biểu ngành ôtô thế giới 2024

Tạp chí Mỹ MotorTrend vinh danh 50 tên tuổi ảnh hưởng nhất ngành ôtô thế giới, với tỷ phú Phạm Nhật Vượng thứ 47, Elon Musk thứ 50.

Doanh nhân Võ Xuân Cường - Top 10 Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2023

Khát vọng mạnh mẽ, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội và luôn sẵn sàng học hỏi là những gì chúng tôi cảm nhận được từ “doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc" Võ Xuân Cường, giám đốc Công ty TNHH Hoàng Khánh Đăng (HKD Logistics).

Vốn hóa Microsoft vượt 3.000 tỷ USD

Đại gia phần mềm Mỹ Microsoft là công ty thứ hai trên thế giới đạt mốc vốn hóa 3.000 tỷ USD, sau Apple.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Ô tô từ Thái Lan vọt lên dẫn đầu xe nhập khẩu về Việt Nam

Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.

'Điểm danh' 5 công nghệ an toàn hiện đại nhất trên ô tô

Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...

NHA KHOA SMILE CARE

Đồng phục phát thịnh

VÀNG BẠC PHÚ QUÝ

zenna

shoppee

GỐM SÔNG HỒNG

CỬA VINDOOR CHÂN TRANG
Khuyến mãi

Copyright © Thương hiệu vàng