Ít ngày nữa, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ít ngày nữa, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để được Quốc hội “châm chước” cho trình dự án luật này, Chính phủ cũng đã rất nỗ lực, ít nhất là trong việc thuyết minh về sự khẩn thiết phải luật hoá các quy định hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp chiếm đến trên 97% tổng số doanh nghiệt Việt.
Sự khẩn thiết này cho thấy một thực tế là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chật vật. Nhưng chật vật đến mức nào?
Câu trả lời cho câu hỏi trên được phác thảo khá đầy đủ trong bản tham luận của TS. Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng cộng sự trong một diễn đàn kinh tế vừa diễn ra đầu tuần này.
Càng nhỏ càng lỗ nhiều
Vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam của doanh nghiệp nhỏ và vừa, có lẽ không cần bàn cãi nữa.
Con số được ông Tuấn nêu (tính đến cuối 2014) khối doanh nghiệp chính thức này đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách, chiếm khoảng 31% vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, đóng góp gần 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia hằng năm, và quan trọng là đang tạo ra 51% tổng việc làm của Việt Nam.
Tuy nhiên, “ảm đạm” là từ được ông Tuấn dùng để chỉ kết quả sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp không lớn.
32% doanh nghiệp siêu nhỏ, 17% doanh nghiệp nhỏ và 16% doanh nghiệp quy mô vừa thua lỗ trong năm 2015, trong khi con số này ở các doanh nghiệp quy mô lớn là 10%.
Trong khi có 52% doanh nghiệp siêu nhỏ báo lãi, thì có tới 83% doanh nghiệp quy mô lớn cho biết năm vừa qua là một năm kinh doanh có lợi nhuận, ông Tuấn so sánh.
Nhận định đáng chú ý là xu hướng này theo chuỗi thời gian không có sự cải thiện. Nhìn cả quá trình 5 năm qua cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ nói riêng và các doanh nghiệp dân doanh Việt Nam nói chung đang có xu hướng giảm sút và gặp nhiều khó khăn hơn.
Đa phần (51%) các doanh nghiệp siêu nhỏ trong hai năm tới vẫn hoạt động ở quy mô hiện tại và “chưa có ý định lớn lên”, các tác giả bản tham luận cho hay.
Nhất định phải có “quan hệ”
Chính phủ bỏ “xin - cho”, doanh nghiệp chống “quan hệ” là thông điệp được Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh tại Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam gần đây.
Thế nhưng, bản tham luận lại chỉ ra rằng, tỷ lệ các doanh nghiệp cho biết cần mối quan hệ với cơ quan Nhà nước để tiếp cận các thông tin, tài liệu cần thiết là rất cao, bất kể quy mô doanh nghiệp.
Khoảng 75% các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết họ phải cậy nhờ đến các mối quan hệ để tiếp cận thông tin. Thậm chí với các doanh nghiệp quy mô lớn, tỷ lệ này lên tới 79%.
Với khả năng tiếp cận thông tin như vậy thì không có gì khó hiểu khi chỉ có chỉ 11% doanh nghiệp siêu nhỏ, 12% doanh nghiệp nhỏ và 16% doanh nghiệp quy mô vừa cho biết họ có thể dự đoán được những thay đổi trong các quy định pháp luật của Trung ương ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chật vật khi tiếp cận vốn. Con số minh chứng là trung bình chỉ có 40% doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Trong đó, con số này là 62% ở doanh nghiệp nhỏ, 74% doanh nghiệp quy mô vừa và lên tới 81% đối với các doanh nghiệp quy mô lớn.
Doanh nghiệp siêu nhỏ cũng đang phải chịu mức lãi suất 9%/năm, cao hơn so với các nhóm còn lại (8%), ông Tuấn cho biết.
Vốn khó, tiếp cận đất đai cũng chẳng dễ dàng. Nhưng còn một gánh nặng khác đã được các chuyên gia nhiều lần nhắc đến, là phi phí không chính thức.
Con số được nêu tại tham luận là 62% doanh nghiệp siêu nhỏ, 68% doanh nghiệp nhỏ quan sát thấy hiện tượng chi trả chi phí không chính thức là thường xuyên. Với các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, con số này lần lượt là 70% và 69%.
Quy mô của khoản chi phí không chính thức so với doanh thu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không hề nhỏ.
Ông Tuấn cho biết, khoảng 11% doanh nghiệp siêu nhỏ, 13% doanh nghiệp nhỏ và 10% doanh nghiệp quy mô vừa cho biết chi phí không chính thức chiếm trên 10% doanh thu của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp lớn, con số này là 7%.
Bên cạnh đó, một tỉ lệ tương đối lớn doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ (khoảng 65%) và doanh nghiệp vừa (62%) cho biết có “tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp”. Con số này ở các doanh nghiệp quy mô lớn là 60%.
Nguyên Vũ
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Đồng Nai, Đoàn Khải Định là minh chứng sống động cho tinh thần kiên trì và nỗ lực không ngừng để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Tuy xuất thân từ khó khăn, anh luôn giữ vững ý chí tự lực và tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân trong lĩnh vực tài chính và bất động sản.
Amway Việt Nam - thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe chính thức công bố chiến lược "Sống khỏe mạnh, sống hạnh phúc" tại sự kiện Amway Expo 2025. Với những bước đi chiến lược, Amway tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chủ động, đồng thời lan tỏa cảm hứng sống tích cực đến cộng đồng, hướng đến một tương lai bền vững hơn.
Ngày 19/01/2024, tại Nhà hát Quân Đội - Thành phố Hà Nội, Thương hiệu Bánh Đa Cua Hiền đã vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 Tinh Hoa Ẩm Thực Việt do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học và Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia trao tặng. Giải thưởng này không chỉ là minh chứng cho sự yêu mến và tin tưởng của khách hàng mà còn khẳng định chất lượng vượt trội. Đây là một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của thương hiệu.
Hành trình đưa địa danh Việt Nam vào từng que kem
Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Phát triển Phúc Thịnh, với thương hiệu Yến Sào QiQi Yến, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường yến sào Việt Nam bằng những bước tiến vượt bậc. Gần đây, công ty đã đạt giải thưởng danh giá TOP 10 Thương Hiệu Uy Tín Quốc Gia trong lễ biểu dương tổ chức tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến các sản phẩm chất lượng cao, phục vụ sức khỏe cộng đồng.
Vào 17/2/2025 vừa qua, tại Ada, Michigan, Mỹ tập đoàn Amway – Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn khỏe mạnh hơn - công bố hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Hai bên chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tại trụ sở Tập đoàn Amway (Michigan, Mỹ). Sự kiện này đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu dinh dưỡng, thúc đẩy trao đổi chuyên môn và tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.
Vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ Công Bố “Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2023”, là một sự kiện đánh dấu những nỗ lực đóng góp của doanh nghiệp, thương hiệu uy tín, chất lượng cao trên thị trường. ...