Tuy nhiên theo Trần Thọ (3), tác giả của bộ chính sử Tam Quốc Chí được biên soạn vào thế kỷ thứ 3 thì thời đại Tam Quốc bắt đầu từ năm 189 đến năm 280. Toàn bộ tác phẩm gồm 66 quyển với nội dung đề cập về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử trong thời đại này. Tác phẩm được người đương thời đánh giá rất cao và được xếp vào danh sách Nhị Thập Tứ Sử (4). Ngoài ra tác phẩm còn ảnh hưởng rất sâu rộng, làm nền tảng cho bộ tiểu thuyết TAM QUỐC DIỄN NGHĨA nổi tiếng của La Quán Trung được viết vào thế kỷ 14. Dưới ngòi bút của tác giả, Lưu Bị là một vị vua hiền, một vị vua đầy lòng nhân ái, luôn lấy nhân nghĩa làm cứu cánh cho cuộc đời. Tuy nhiên nhiều sự kiện xảy ra trong cuộc đời của vị vua này không đủ biện minh cho mục đích cuối cùng mà ông quyết theo đuổi.
Ở đây chúng tôi không đi vào vết xe của phần lớn người Tống: thấy Lưu Bị thất bại, người Tống chau mày, đến đoạn Tào Tháo bại trận họ lại vui mừng vì phần lớn dân chúng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cuốn tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung và cuốn sử chính trị Tư trị Thông giám (5) do Tư Mã Quang chủ biên. Nói khác đi, chúng tôi cố gắng dựa vào chính sử Tam Quốc Chí của Trần Thọ và chú thích của Bùi Tùng Chi (6) để nêu lên những nét đặc trưng của cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Bị trong thời đại Tam Quốc.
THÂN THẾ
Lưu Bị (刘备) (161-223) tự Huyền Đức (玄德), người ở quận Trác nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ông là con của Lưu Hoằng, cháu Lưu Hùng; con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng (7) thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Hán. Đến đời Lưu Bị, cơ nghiệp nhà Hán suy tàn; ông mồ côi cha từ nhỏ, cùng mẹ sống bằng nghề đan giày, bện chiếu. Năm 15 tuổi, Lưu Bị được mẹ gửi đi học cùng với người đồng tông là Lưu Đức Nhiên và Công Tôn Toản. Cha của Lưu Đức Nhiên thường chu cấp cho Lưu Bị ăn học. Công Tôn Toản và Lưu Bị là bạn rất thân. Công Tôn Toản nhiều tuổi hơn nên Lưu Bị coi như anh trai.
KHỞI NGHIỆP
Lưu Bị không thích đọc sách chỉ thích cưỡi ngựa, ca hát và mặc quần áo đẹp. Vóc người ông cao lớn (1,72m: theo Tam Quốc Chí, Trần Thọ), dung mạo nổi bật và khác thường. Tính tình ông trầm mặc ít nói, mừng giận không lộ ra mặt. Ông có chí lớn, thích kết giao với anh hùng hào kiệt trong thiên hạ (8) và được nhiều người trẻ tuổi vây quanh.
Lưu Bị cùng Quan Vũ (9) và Trương Phi đối xử với nhau như anh em và trong suốt cuộc đời của Lưu Bị, ông đã hết lòng sống vì họ. Buổi đầu khởi nghiệp, có hai nhà buôn ngựa ở vùng Trác Quận là Trương Thế Bình và Tô Song tài trợ tiền và vàng giúp Lưu Bị mua ngựa và binh khí, nhờ vậy Lưu Bị mới tập hợp được một số binh lính.
Năm 184, Trương Giác cầm đầu cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng (giặc Hoàng Cân) nổi dậy chống triều đình. Nhờ tham gia chiến dịch chống quân nổi dậy thành công, Lưu Bị được thăng Huyện úy huyện An Hỉ (10), sau thăng chức Cao Đường lệnh cấp huyện trưởng. Không lâu sau đó, Đại tướng Hà Tiến cử Đô úy Quán Khâu Nghị đến An Dương mộ binh. Lưu Bị gia nhập rồi dẫn quân dẹp giặc Khăn Vàng ở Hạ Bi và ông được phong làm Hạ Mật thừa. Quân giặc lại đến quấy nhiễu, Lưu Bị chạy sang nương nhờ bạn cũ là Trung lang tướng Công Tôn Toản. Công Tôn Toản dâng biểu tiến cử ông làm Biệt bộ Tư mã rồi điều ông sang giúp Thứ sử Thanh Châu là Điền Khải chống lại Viên Thiệu. Lưu Bị lập được nhiều chiến công nên Điền Khải cho giữ chức Bình Nguyên lệnh, sau thăng lên Bình Nguyên tướng. Lưu Bị bổ nhiệm Quan Vân Trường và Trương Phi làm Biệt bộ Tư mã, thống lĩnh quân đội của Lưu Bị (chỉ trên danh nghĩa).
Năm 190, Viên Thiệu tập họp chư hầu đánh Đổng Trác. Lưu Bị và Công Tôn Toản không đến dự hội minh với chư hầu như La Quán Trung mô tả trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
TIẾP QUẢN TỪ CHÂU
Cùng thời điểm Đào Khiêm đánh Khuyết Tuyên thì xảy ra vụ án mạng Tào Tung (cha Tào Tháo). Giữa năm 193, Tào Tung từ Lạc Dương tới Lang Nha định dưỡng lão. Đoàn người mang theo hơn 100 xe vàng bạc châu báu (11) và khi đi ngang qua Từ Châu, Tào Tung bị bộ tướng của Đào Khiêm là Trương Cương giết và cướp hết hành lý.
Tào Tháo nghe tin cha bị hại ở Từ Châu cho rằng Đào Khiêm đồng mưu với thủ hạ giết cha mình nên quyết tâm báo thù. Ông lấy cớ Đào khiêm ủng hộ triều đình do thủ hạ của Đổng Trác nắm quyền ở Trường An và việc Đào Khiêm mật giao với Khuyết Tuyên (12) nên Tào Tháo điều hơn hai mươi ngàn quân tiến đánh Từ Châu.
Sau nhiều ngày chiến đấu, quân Tào chiếm hơn 10 thành và đánh bại quân Đào Khiêm ở Bành Thành, giết hơn 10 ngàn quân Từ Châu; vì vậy nước sông Hán Thủy không chảy được (13). Từ Châu Mục Đào Khiêm rút quân vào thành Đan Dương cố thủ đồng thời cầu cứu Thứ sử Thanh Châu là Điền Khải. Điền Khải lúc đó đang bị Viên Thiệu vây đánh nên ông đã cầu cứu tướng giữ Bình Nguyên là Công Tôn Toản. Tướng Toản cử Lưu Bị cùng Quan Vũ và Trương Phi đi cứu Thanh Châu. Cùng lúc Công Tôn Toản được tin Đào Khiêm cầu cứu nên ông cử Lưu Bị cầm quân đi giải cứu Từ Châu trước. Lúc đó quân số của Lưu Bị có hơn một ngàn quân cùng với đám kị binh tạp nhạp người Ô Hoàn ở U Châu rồi lại được Đào Khiêm cấp cho 4.000 quân nữa nên ông bỏ Điền Khải theo về với Đào Khiêm và cùng Đào Khiêm tử thủ ở Đan Dương. Tào Tháo vây đánh nhiều ngày nhưng không sao phá được thành, ông liền trút hận thù lên dân thường vô tội và ra lệnh tàn sát hơn một trăm ngàn người ở năm thành kể cả nhiều người dân từ Thiểm Tây chạy qua đó lánh nạn Lý Thôi – Quách Dĩ cũng bị giết (14).
Thuộc hạ của Tào Tháo là Trần Cung và Trương Mạo nhận thấy Tào Tháo quá tàn bạo nên tôn Lã Bố làm minh chủ, giữ chức Thứ sử Duyện Châu và giao 100 ngàn quân chống lại thế lực hùng mạnh của Tào Tháo. Lã Bố lấy Bộc Dương làm bản doanh rồi mang quân đánh chiếm hầu hết các thành trì của Tào Tháo ngoại trừ 3 thành còn trung thành với Tào Tháo là Yên Thành, Đông A và Phạm Huyện, Lã Bố chưa đánh chiếm được. Nhận được hung tin, Tào Tháo liền bỏ Từ Châu mang quân về giải cứu Duyện Châu nhưng mãi đến năm 195 ông mới bình định xong vùng đất trước đây do ông cai quản.
Qua trận đánh quyết định với quân Tào, Đào khiêm rất cảm phục tấm lòng vì nghĩa của Lưu Bị nên ông có ý tiến cử Lưu Bị vào chức vụ Từ Châu Mục thay mình điều hành Từ Châu.
Lưu Bị, một phần biết rõ lực lượng của mình còn yếu không đủ sức chống cự lại lực lượng hùng mạnh của quân Tào và các lực lượng khác đang dòm ngó Từ Châu; một phần vì tính khiêm nhường cố hữu áp dụng không đúng lúc của Lưu Bị nên ông từ chối không tiếp quản Từ Châu và đề nghị Đào Khiêm trao Từ Châu cho Viên Thuật là người có đủ năng lực bảo vệ Từ Châu. Đào Khiêm hỏi ý kiến của Khổng Dung (15) nhưng Khổng Dung không đồng tình với Lưu Bị vì ông cho rằng Viên Thuật không đủ thực lực để giữ Từ Châu khỏi rơi vào vòng xoáy của quân Tào. Cuối cùng ông vẫn không dám nhận, nên Đào Khiêm đề nghị Lưu Bị đem quân đóng ở Tiểu Bái để bảo vệ Từ Châu và ông đã nhận lời.
Năm 194 thời Hán Hiến Đế, Từ Châu Mục Đào Khiêm bị bệnh qua đời. Trần Đăng và nhiều người khác muốn Lưu Bị lên thay nhưng Lưu Bị vẫn không dám nhận trọng trách đó. Cuối cùng, Khổng Dung thuyết phục được Lưu Bị và ông đồng ý tiếp quản Từ châu với chức vụ Từ Châu Mục; và đây là căn cứ đầu tiên của Lưu Bị.
MẤT TỪ CHÂU
Mùa xuân năm 195, Tào Tháo quyết định thay đổi chiến thuật đánh Lã Bố: ông chia quân làm nhiều cánh, dương đông kích tây khiến Lã Bố hoang mang. Một mặt Tào Tháo điều quân đánh Định Đào, Lã Bố vội vàng mang quân đi cứu. Đến mùa hạ, ông lại tấn công Cự Dã. Lữ Bố mang một vạn quân từ Định Đào cứu viện Cự Dã. Tào Tháo bố trí quân mai phục đánh bại Lã Bố trên đường chuyển quân rồi thúc quân chiếm lấy Định Đào. Lữ Bố và Trần Cung rút quân về Đông Mân, Tào Tháo hạ thành Cự Dã. Trong khi Lã Bố hoang mang chưa nghĩ ra cách ứng phó thì Tào Tháo điều quân đánh chiếm các thành trì nhỏ ở Duyện Châu. Cùng đường, Lữ Bố dẫn quân chạy đến Từ Châu theo Lưu Bị. Ông đón tiếp Lã Bố và cho Lã Bố đóng quân ở Tiểu Bái, một quận có tính cách chiến lược thuộc Dự Châu. Đó là một sai lầm vô cùng lớn lao mà sau này Lưu Bị phải trả giá đắt cho cuộc đời làm chính trị của ông.
Năm 196, trong triều đình nhà Hán ở Trường An xảy ra loạn lạc. Hán Hiến Đế trốn khỏi sự kềm kẹp của Lý Thôi – Quách Dĩ chạy về hướng đông. Không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng, Tào Tháo đón Hán Hiến Đế đưa về Hứa Xương, lấy danh nghĩa Thiên Tử để sai khiến chư hầu. Sau đó ông nhân danh Hán Hiến Đế phong chức cho Lưu Bị và Lưu Bị tiếp nhận tước vị do Tào Tháo ban phong.
Cùng lúc đó Viên Thuật ở Dương Châu mang quân tấn công Từ Châu. Lưu Bị cử Trương Phi ở lại giữ Hạ Bì (thủ phủ Từ Châu) còn ông điều quân giao chiến với Viên Thuật ở Thạch Đình thuộc huyện Hoài Âm hơn một tháng chưa phân thắng bại. Nhân lúc hai tướng giữ Hạ Bì là Trương Phi và Tào Báo bất hòa (16), Lã Bố thừa cơ mang quân tập kích Hạ Bì và toàn thắng. Vợ con của Lưu Bị bị Lã Bố bắt. Lưu Bị mang quân trở về định đánh chiếm lại Hạ Bì nhưng bị Lã Bố đánh bại phải lui quân về Quảng Lăng; lại bị Viên Thuật truy kích nên Lưu Bị phải chạy ra Hải Tây. Trong thế cùng, Lưu Bị đành trở về Từ Châu đầu hàng Lã Bố.
Theo Ngụy thư: các tướng dưới quyền Lã Bố cho Lưu Bị là kẻ phản phúc khó dung nên khuyên Lã Bố sớm trừ đi nhưng Lã Bố không nghe. Ông nói riêng với Lưu Bị về chuyện chẳng lành đó. Lưu Bị vô cùng sợ hãi, ông phái người đến xin Lã Bố đóng quân ở Tiểu Bái và Lã Bố chấp thuận. Lã Bố tự xưng là Châu Mục Từ Châu và cử Lưu Bị làm Thứ sử Dự Châu (17). Không ngờ sau này chính ông lại chết vì một lời gièm pha của Lưu Bị.
VIÊN MÔN XẠ KÍCH
Năm 196, bộ tướng của Lã Bố là Hách Manh nghe theo lời xúi giục của Viên Thuật làm phản nhưng cuối cùng Lã Bố dẹp được cuộc nổi loạn đó. Không giết được Lã Bố, Viên Thuật trở mặt làm thân, xin kết thông gia với Lã Bố. Vì tình thế lúc đó không cho phép đánh lại Viên Thuật nên ông nhận lời.Viên Thuật thấy kéo được Lã Bố về phe mình nên ông sai Kỳ Linh mang 30 ngàn quân tấn công Tiểu Bái để diệt trừ Lưu Bị. Trước tình thế nguy ngập, Lưu Bị cầu cứu Lã Bố. Ông chỉ mang 1.000 quân và 200 quân kỵ tới Tiểu Bái để buộc hai bên hoà giải. Lữ Bố sai cắm kích từ xa 150 bước và giao hẹn: nếu ông bắn trúng ngạnh kích thì hai bên phải giảng hoà. Nếu một bên không chịu hòa, ông sẽ theo bên kia đánh lại. Sau đó Lã Bố lùi lại giương cung bắn trúng ngạnh kích. Lưu Bị vô cùng cám ơn ông, còn Kỳ Linh thấy Lã Bố kiêu dũng, không dám làm trái ý phải mang quân về.
Năm 198, lực lượng của Lưu Bị ở Tiểu Bái lên đến hàng vạn quân khiến Lã Bố lo sợ nên ông lại giảng hòa với Viên Thuật và nhận lời đánh Lưu Bị. Ông điều hai tướng Cao Thuận và Trương Liêu mang quân đánh Tiểu Bái. Lưu Bị không chống trả nổi nên bỏ thành và gia quyến chạy về phía tây rồi sai người cầu cứu Tào Tháo. Tào Tháo cử tướng Hạ Hầu Đôn mang quân cứu Lưu Bị. Quân hai bên đụng độ ở Từ Châu. Lã Bố dẫn quân ra đối địch, đánh bại tướng Hạ Hầu Đôn.
HÃM THÀNH HẠ BÌ
Tháng 9 năm 198, Tào Tháo đích thân cùng Lưu Bị mang quân tiến đánh Từ Châu. Tháng 10 năm đó quân Tào hạ được Bành Thành. Trần Cung khuyên Lã Bố mang quân ra đón đánh địch trước khi quân Tào tiến đến thành Hạ Bì (thủ phủ của Từ Châu) nhưng Lã Bố không nghe, đợi quân Tào đến thành mới giao chiến. Sau đó, quân Tào tiến đến Hạ Bì, Lã Bố mang quân kỵ ra nghênh chiến; nhưng sau vài trận giao tranh, Lã Bố thua phải rút vào thành Hạ Bì cố thủ rồi sai sứ cầu viện Viên Thuật và Trương Dương.
Tào Tháo gởi thơ dụ hàng nhưng Trần Cung khuyên ông không nên hàng và hiến kế chia quân chống cự. Quân Tào vây hãm thành Hạ Bì một tháng nhưng không sao hạ được thành. Tào Tháo có ý muốn lui quân nhưng Tuân Du và Quách Gia khuyên ông nên đánh gấp. Tào Tháo theo kế của hai ông, sai quân khơi dòng chảy của sông Nghi Thủy và sông Tứ Thủy đổ nước vào thành Hạ Bì. Thành ngập nước, Lã Bố rút lên lầu Bạch Môn cố thủ, chờ quân cứu viện… nhưng viện binh của Viên Thuật không bao giờ đến (18). Tới bước đường cùng, Lã Bố đưa vợ mình đến nhờ Quan Vũ nói giúp với Tào Tháo…Nhìn người đàn bà đẹp, Tào Tháo ưng ý và giữ lại cho mình nhưng vẫn vây hãm thành Hạ Bì (19). Đúng lúc đó, Trương Dương khởi binh cứu Lã Bố nhưng ông bị tùy tướng của mình là Dương Xú giết chết để đầu hàng Tào Tháo.
Thủ hạ của Lã Bố là Hầu Thành trước kia bị Lã Bố trách phạt nên oán hận liền bất ngờ bắt trói Trần Cung và Cao Thuận rồi mở cửa thành Hạ Bì đầu hàng quân Tào. Tào Tháo cùng Lưu Bị thúc ngựa vào thành. Lã Bố muốn đầu hàng Tào Tháo và ông nhờ Lưu Bị nói giúp nhưng… Lưu Bị quay lưng, ông khuyên Tào Tháo nên giết Lã Bố vì theo ông, Lã Bố là người phản phúc: giết chủ tướng và cha nuôi mình (Đình Nguyên và Đổng Trác). Tào Tháo nghe theo lời Lưu Bị cho hành quyết Lã Bố, người đã ít nhất một lần cứu mạng Lưu Bị (20). Các tướng dưới quyền ông là Trần Cung và Cao Thuận cũng bị chém; chỉ có Trương Liêu đầu hàng Tào Tháo nên không bị giết và sau này trở thành danh tướng nhà Tào Ngụy.
CHIẾM LẠI TỪ CHÂU VÀ LY KHAI TÀO THÁO
Tào Tháo và Lưu Bị thu quân về Hứa Xương. Ông không trả lại Từ Châu cho Lưu Bị mà cử Xa Trụ trấn giữ. Tào Tháo phong Lưu Bị làm Tả tướng quân và giữ ông ở lại Hứa Xương để kềm chế.
Việc Tào Tháo khuynh đảo triều đình nhà Hán khiến Quốc cửu Đổng Thừa bất mãn. Năm 199, Đổng Thừa ngầm liên kết với Lưu Bị để chờ cơ hội lật đổ Tào Tháo. Lúc bấy giờ lực lượng của Viên Thuật trong tình trạng sức cùng lực kiệt nên ông bỏ Hoài Nam lên Hà Bắc để nhường ngôi hoàng đế cho anh là Viên Thiệu. Lưu Bị xin Tào Tháo đi đánh Viên Thuật và Tào Tháo chấp thuận. Ông phái Lưu Bị cùng Quan Vũ và Trương Phi đem hơn 1.000 quân chặn đánh Viên Thuật ở Từ Châu. Đây là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời làm chính trị của Tào Tháo khi ông sơ xuất phê chuẩn đề nghị của Lưu Bị xin mang quân đi dẹp giặc. Lúc đầu Tào Tháo không để ý đến hậu quả vô cùng tai hại của việc ông cử Lưu Bị cùng Quan Vũ và Trương Phi đi đánh Viên Thuật; ngay khi Đổng Chiêu can vì không muốn cho Lưu Bị rời khỏi Hứa Xương, Tào Tháo cũng chỉ nói ngắn gọn:” Ta đã bằng lòng cho Lưu Bị đi rồi, bây giờ không tiện thay đổi.” Cho tới khi cả Trình Dục cùng Quách Gia đi tìm Tào Tháo và nêu lên được ý then chốt: “Lưu Bị mượn quân, e có ý khác” thì Tào Tháo mới tỉnh ngộ, ông nói với vẻ hối hận:“Muộn rồi! Giờ có đuổi theo cũng không kịp.”
Viên Thuật bị Lưu Bị đánh bại phải quay về và khi đến Giang Đình, cách Thọ Xuân 80 dặm, ông bị bệnh qua đời. Từ Lục, thủ hạ của Viên Thuật đem ngọc tỉ truyền quốc (ấn triện được làm bằng ngọc, tượng trưng cho quyền lực tối cao của các hoàng đế và được lưu truyền qua nhiều triều đại trong lịch sử Trung Quốc) dâng cho Tào Tháo.
Âm mưu lật đổ Tào Tháo của Đổng Thừa ở Hứa Xương bị bại lộ, Đổng Thừa bị Tào Tháo giết cả họ. Nhân cơ hội đánh thắng Viên Thuật và vụ trọng án Đổng Thừa cùng với nhận định của Tào Tháo về con người tiềm ẩn của Lưu Bị (“Nay anh hùng trong thiên hạ chỉ có sứ quân và Tháo này”), ông quyết tâm ra đi và chính thức ly khai Tào Tháo rồi bất ngờ mang quân đánh chiếm Từ Châu, giết Xa Trụ. Năm 200, Lưu Bị bổ nhiệm Quan Vũ làm Thái thú Hạ Bì; Tào Tháo tức giận mang quân đánh gấp Từ Châu. Lưu Bị không chống trả nổi nên bỏ chạy sang Hà Bắc theo Viên Thiệu (Theo chú giải của Bùi Tùng Chi trong Ngụy thư, Lưu Bị về với Viên Thiệu được cha con Viên Thiệu hết lòng cung kính, trọng vọng). Trương Phi trốn về Nhữ Nam còn Quan Vũ không có đường chạy nên đầu hàng Tào Tháo. Gia quyến của Lưu Bị đều bị Tào Tháo bắt. Từ Châu rơi vào tay Tào Tháo và ông làm chủ địa bàn rộng lớn ở Trung Nguyên; chính thức ở thế đối mặt với lực lượng hùng mạnh của Viên Thiệu.
LIÊN KẾT VỚI TƯỚNG KHĂN VÀNG CUNG ĐÔ Ở NHỮ NAM
Sau trận Diên Tân, Tào Tháo và Viên Thiệu tạm hưu chiến. Lưu Bị nhận thấy Viên Thiệu không đủ tài năng để chống trả Tào Tháo nên ông xin Viên Thiệu được sang Nhữ Nam để tổ chức du kích đánh sau lưng quân Tào. Viên Thiệu chấp thuận. Quan Vũ ở bên Tào sau khi lập công trả ơn cho Tào Tháo, Quan Vũ cũng trốn đi tìm Lưu Bị và cả hai anh em tái ngộ với Trương Phi tại Nhữ Nam.
Lưu Bị liên kết với tướng Khăn Vàng là Cung Đô ở Nhữ Nam. Tào Tháo tự mang đại quân tiến đánh Nhữ Nam và giết chết tướng Cung Đô. Lưu Bị không chống trả nổi nên bỏ chạy về Kinh Châu theo Lưu Biểu và được Lưu Biểu cho trấn giữ ở Tân Dã, một huyện tiền đồn chống quân Tào ở phương Bắc.
“LONG TRUNG ĐỐI” CỦA MƯU THẦN GIA CÁT LƯỢNG
Tình thế lúc bấy giờ diễn biến khá phức tạp: Tào Tháo đã thống nhất trung nguyên, thanh thế vang dội từ miền bắc đến miền nam. Tôn Quyền ngự trị vùng đất giàu có Giang Đông với địa thế hiểm trở và đã truyền được ba đời vua. Riêng Lưu Bị sau một thời gian dài hơn nửa đời người phấn đấu vẫn chưa có một căn cứ địa nào để từ đó khả dĩ thiết lập được một chính quyền mới, ngoại trừ huyện Tân Dã, nơi Lưu Biểu cho ở nhờ để chống đỡ quân Tào chứ không phải là căn cứ địa của riêng ông.
Tại Tân Dã, Lưu Bị tích cực chiêu nạp hiền tài hầu giúp ông hoàn thành nghiệp bá vương của mình. Qua lời giới thiệu của Tư Mã Huy và Từ Thứ (21), Lưu Bị ba lần tìm đến Long Trung(nay là Tương Dương, Hồ Bắc) thỉnh giáo Gia Cát Lượng (22), một thiên tài kiệt xuất của thời đại Tam Quốc giúp ông làm cách nào khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hán. Hình như Thượng đế tạo ra Khổng Minh Gia Cát Lượng để giúp riêng cho Lưu Bị xây dựng một vương triều mới và…lịch sử bắt đầu chuyển hướng. Lưu Bị tôn Gia Cát Lượng làm Quân sư. Lúc bấy giờ Lưu Bị đã 46 tuổi, còn Gia Cát Lượng mới 26 tuổi . Gia Cát Lượng cùng ông bí mật luận bàn vềchính sách dựng nước và giữ nước. Gia Cát lượng qui hoạch chiến lược cho Lưu Bị:” liên kết với Tôn Quyền, tiếp quản Kinh Châu, chiếm lấy Ích Châu và chống lại Tào Tháo”. Từ đó Lưu Bị coi cuộc luận bàn bí mật đó là tư tưởng chiến lược để thống nhất thiên hạ.
TÀO THÁO VÀO KINH CHÂU
Mùa xuân năm Kiến An thứ XIII (năm 208), Tôn Quyền thực hiện quy hoạch chiến lược của Lỗ Túc và Cam Ninh đưa quân vào Giang Hạ, phá hủy thành trì, giết tướng Hoàng Tổ (Thái thú Giang Hạ) và giết dân chúng hết sức dã man (Chiến dịch đồ thành). Sau lần đánh phá này, Tôn Quyền có ý muốn chia quân chiếm đóng Giang Hạ, nhưng theo lời khuyên của Trương Chiêu (mưu sĩ của Tôn Quyền), ông bỏ Giang Hạ rút quân về Giang Đông.
Để tiến đánh Giang Hạ, Tôn Quyền lấy cớ báo thù cho cha (Tôn Kiên bị tên lạc chết trong trận chiến với Hoàng Tổ) nhưng nguyên nhân chính vẫn là Tôn Quyền muốn đánh chiếm Kinh Châu.
Vào tháng bảy năm Kiến An thứ XIII, Tào Tháo đem đại quân đánh Lưu Biểu. Cũng vào thời gian này, Lưu Biểu bi bệnh nặng và qua đời vào tháng tám. Trước lúc lâm chung, Lưu Biểu đã khẩn cầu Lưu Bị tiếp quản Kinh Châu nhưng Lưu Bị khéo léo từ chối. Theo lời chú dẫn Ngụy thư của Bùi Tùng Chi trong Tam Quốc Chí, phần Tiên chủ truyện, Bùi Tùng Chi không thừa nhận việc này vì trong thời gian Lưu Bị đóng quân ở Phàn Thành, hào kiệt Kinh Châu theo về với Lưu Bị ngày càng nhiều nên Lưu Biểu nghi ngờ muốn diệt Lưu Bị để trừ hậu họa. Hơn nữa, từ lâu vợ chồng Lưu Biểu cùng anh em Sái Mạo (anh vợ Lưu Biểu) đã có ý bỏ trưởng lập thứ và chọn Lưu Tông làm người thừa kế; như vậy làm gì có chuyện lúc lâm chung Lưu Biểu khẩn khoản nhường lại Kinh Châu cho Lưu Bị? Vả lại theo Hậu Hán thư, kể từ khi Lưu Biểu bị bệnh nặng, Sái Mạo và đồng bọn đã khống chế Lưu Biểu, không cho Lưu Kỳ gặp mặt cha trước khi chết, làm sao Lưu Bị có khả năng gặp được Lưu Biểu? Tóm lại những chi tiết ca tụng Lưu Bị là người nhân đức trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung khi tiếp quản Kinh Châu đều không đúng với lịch sử.
Lưu Kỳ ra đi chưa được lâu, Lưu Biểu bị bệnh và qua đời; người thay thế tất nhiên là Lưu Tông. Vào thời gian này, đại quân Tào Tháo trên đường tiến vào Kinh Châu. Lúc đó Khoái Việt, Hàn Tung, Phó Huấn đều khuyên Lưu Tông ra hàng Tào Tháo. Lưu Tông cử Tống Trung đến chỗ Lưu Bị để “tuyên chỉ”, lúc đó Lưu Bị đang trấn giữ Phàn Thành. Ông vô cùng kinh hãi cùng Gia Cát Lượng, Từ Thứ chạy về hướng nam. Trên đường tháo chạy còn có vô số nhân sĩ, dân chạy loạn, quân sĩ của Lưu Tông…; tất cả gồm mười mấy vạn người. Bấy giờ có người khuyên Lưu Bị bỏ mặc mọi người, phải nhanh chóng cùng khinh quân đến Giang Lăng. Lưu Bị giải thích:”Muốn làm việc lớn phải lấy dân làm gốc. Nay mọi người theo ta, nỡ lòng nào ta vứt bỏ họ.”Tháng chín Lưu Tông đầu hàng. Tào Tháo cho rằng: “Giang Lăng có tiềm năng về quân sự rất lớn, e Lưu Bị chiếm mất”, nên ông đã thống lãnh năm ngàn kỵ binh tinh nhuệ vượt ba trăm dặm một ngày đêm truy đuổi Lưu Bị.
Quân Tào đuổi kịp quân Lưu Bị tại cầu Trường Bản, Đương Dương: Lưu Bị đành bỏ vợ con chạy xuống phía nam. Triệu Vân ôm đứa trẻ yếu đuối (sau này là Hậu chủ) và bảo vệ Cam phu nhân (mẹ của Hậu chủ) mới thoát nạn. Nhờ có Trương Phi, Lưu Bị mới bảo toàn tính mạng nhưng không có đường thoát vì Tào Tháo đã chặn đường dẫn đến Giang Lăng. Cùng đường, Lưu Bị rẽ sang bến Hán Tân, vừa lúc gặp chiến thuyền của Quan Vũ ở đó, ông qua được sông Miện rồi hội quân với Lưu Kỳ (con trưởng của Lưu Biểu, nguyên là Thái thú Giang Hạ chỉ huy hơn mười ngàn quân) rồi cùng nhau tiến đến Hạ Khẩu (nay là TP. Vũ Hán, Hà Bắc). Tào Tháo tiến vào Giang Lăng.
Ngày 24/11 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Rượu ngâm biển Vung Viêng đã vinh dự nhận được danh hiệu “Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Quốc Gia 2024” do Trung Tâm Công Nghệ Chống Hàng Giả Việt Nam trao tặng. Giải thưởng này được người tiêu dùng bình chọn và đáp ứng các tiêu chí khắt khe của Ban tổ chức, đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của Thương hiệu.
Ngọc Sơn sinh ra và lớn lên trong gia đình có 4 anh chị em. Ngoài chị gái Thu Hiền theo đuổi công việc bác sĩ, cả ba anh em trai Ngọc Sơn, Ngọc Hải và Ngọc Hà đều bén duyên với nghệ thuật. Ngọc Hà ít nổi tiếng bằng hai anh, còn Ngọc Hải thì rời showbiz khi đang ở đỉnh cao để đi theo nghiệp kinh doanh và học thuật.
Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.
Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.
Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.
Chuỗi nhà hàng ở Anh, được Stephen và Juliette Wall thành lập vào năm 2005 sau khi đến Việt Nam và yêu thích món phở, đã nộp đơn xin hủy nhãn hiệu này vì vấp phải phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.
Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...