Được sinh sống trong các gia đình hoàng tộc, hưởng thụ cuộc sống nhung lụa xa hoa và có cơ hội trở thành một người quyền lực có lẽ là ước mơ của bất kỳ cô gái trẻ "thường dân" nào trong quá khứ, thời của chế độ quân chủ. Những điều ao ước đó không phải dễ, nếu có thể xảy ra thì cũng vô cùng hiếm hoi, chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhưng lịch sử thế giới đã từng chứng kiến một câu chuyện chẳng những hiếm mà còn ngoài sức tưởng tượng về một người phụ nữ mồ côi có quá khứ nghèo hèn, không biết đọc, biết viết, lại được trở thành tình nhân của đức vua cả một quốc gia rộng lớn. Bất ngờ hơn là sau đó, bà còn được trở thành Hoàng hậu chính thức, rồi được chồng ban cho ngôi vị Nữ hoàng để cùng trị vì đất nước.
Tranh vẽ chân dung của Nữ hoàng Yekateria Đệ nhất của họa sĩ Jean - Marc Nattier.
Tuy nhiên, "chuyến hành trình" từ một thiếu nữ mồ côi vô danh trở thành người phụ nữ quyền lực nhất triều đại của vị Nữ hoàng này cũng đầy sóng gió, đắng cay và nhiều nước mắt…
Tuổi thơ bất hạnh của vị Nữ hoàng đầu tiên của đế quốc Nga
Vị Nữ hoàng đó, không ai khác chính là Yekaterina I – vị Nữ hoàng đầu tiên của đế quốc Nga. Bà có tên thật là Marta Elena Skavronskaya, và một tên gốc khác là Marta Skowronska, sinh ngày 15 tháng 4 năm 1684, mất ngày 17 tháng 5 năm 1727. Quá khứ của Marta từ khi chào đời đến khi trở thành một thiếu nữ khốn khó tuổi 19 không được biết đến nhiều, chỉ có một số sử liệu chép lại rằng bà sinh ra trong một gia đình nông dân ở vùng Baltic (cũng có thể là vùng Litva), sau đó không may cha mẹ nàng mất sớm vì căn bệnh dịch hạch, Marta phải chịu cảnh mồ côi.
Sau đó, Marta được gia đình một giáo sĩ nhận nuôi, còn nàng "trả ơn" bằng cách phụ giúp việc nhà. Gia đình này cũng được xem là người bảo hộ đầu tiên cho nàng. Nàng không được học hành nên khi đến tuổi trưởng thành, nàng vẫn không biết đọc, biết viết như bè bạn cùng trang lứa. Đến năm 17 tuổi, Marta bước vào tuổi trưởng thành với vẻ ngoài đầy đặn, căng tràn sức sống cùng dung nhan phải nói là có phần hơn người. Và cũng chính vì sự phát triển này đã kéo theo rất nhiều phiền toái đến cho nàng, cũng như là những tin đồn không hay.
Tranh vẽ chân dung của Nữ hoàng Yekateria Đệ nhất của họa sĩ Ivan Adolsky.
Chẳng hạn như việc Marta bị đồn đoán quyến rũ chính những người con của ân nhân nhận nàng làm con nuôi hay những mối quan hệ sang tay chóng vánh. Dĩ nhiên, đó cũng chỉ là những tin đồn vô căn cứ. Sau một thời gian, Marta được trở thành người hầu của nguyên soái Petrovch Sheremetev khi quân của Sheremetev chiếm đóng toàn bộ vùng mà nàng sinh sống. Lúc này, nàng cũng đã đổi sang tên Ekaterina. Tới đây, người ta lại tiếp tục đồn đại rằng, Ekaterina chính là nhân tình của người đàn ông cô đơn tuổi trung niên này.
Song, dù trải qua bao lời đồn không hay đó, quãng thời gian đến năm 18 tuổi, Ekaterina vẫn phải sống kiếp sống của một cô hầu gái, cuộc đời trôi dạt hết từ gia đình này sang tay gia đình khác. Một lần nữa, Ekaterina lại gặp may mắn khi cuộc đời xô đẩy nàng gặp được Pyotr đại đế, bước ngoặt lớn trong cuộc đời nàng.
Tranh vẽ chân dung của Nữ hoàng Yekateria Đệ nhất của họa sĩ Heinrich Buchholz.
Lọt vào mắt xanh của Vua, một bước từ cô hầu gái không biết chữ trở thành Hoàng hậu
Mùa thu năm 1703, trong một lần Pyotr Đại đế ghé thăm nhà Menshikhov, hai người đã chạm mặt nhau khi Pyotr ngồi trò chuyện với Menshikhov còn Ekaterina là cô hầu gái được phép đứng bên cạnh tiếp chuyện. Lúc này, nàng không hề biết mình đang được tiếp chuyện với Sa hoàng mà chỉ lờ mờ đoán ra đó là một người có chức tước vô cùng lớn. Chính vẻ e lệ, nhút nhát đã khiến cô hầu gái được Sa hoàng chú ý. Thêm vào đó, đôi mắt đen, mái tóc dài, thân hình đầy đặn của nàng khi đang ở tuổi thiếu nữ đã khiến Pyotr không cầm lòng được. Ông đề nghị với Menshikhov được sở hữu Ekaterina.
Về phần Ekatenia, nàng thực sự bất ngờ vì không phải vì bị "sang tay" mà vì biết điểm dừng chân mới trong đời mình lại là chốn cung điện xa hoa. Hơn thế nữa, nàng chính thức trở thành người tình của Hoàng đế. Nhiều người cho rằng đấy là một mối tình không biên giới nhưng thực sự ngọt ngào và hạnh phúc. Bên cạnh đó cũng không ít kẻ gièm pha bởi họ cho rằng, ngoài hình thức xinh đẹp thì Ekarterina hoàn toàn trống rỗng bởi nàng không biết đọc, biết viết.
Tranh vẽ chân dung của Nữ hoàng Yekateria Đệ nhất của họa sĩ Ivan Adolsky.
Mặc dù vậy nhưng vị Sa hoàng 31 tuổi vẫn không chịu lung lay để mất đi tình yêu mãnh liệt của mình. Ông bí mật tổ chức một đám cưới với Ekaterina vào năm 1707, sau đó 4 năm, ông bỏ qua tất cả các rào cản về những lời dị nghị gièm pha, một phần cũng muốn cho Ekaterina một danh phận rõ ràng, không phải lén lút trong bóng tối nữa. Năm 1711, Sa hoàng đã triệu tập các thành viên trong gia đình để giới thiệu Ekaterina, chính thức khẳng định ngôi vị Hoàng hậu nước Nga của bà. Không quan tâm đến quá khứ của người tình và những câu chuyện thêu dệt về một Ekaterina bị coi là lẳng lơ trước kia, Pyotr còn tổ chức lại đám cưới hoành tráng để công khai ngôi vị của vợ với thiên hạ vào năm 1712.
Nữ hoàng thông minh, tận tụy lo cho chồng nhưng phải chịu nỗi đau mất đi 10 người con
Trong khi Pyotr ra sức bảo vệ vợ và đưa nàng lên ngôi vị Hoàng hậu thì từ một nàng hầu không biết đọc, biết viết, Ekaterina cũng khiến chồng mình cảm phục bởi sự thông minh và cách ứng xử mềm dẻo. Nàng đã chiếm vị trí quan trọng trong cuộc đời của Pyotr Đại đế bởi xuất hiện vừa như một người vợ ân cần chia sẻ, lại vừa như một người mẹ bao bọc và chăm sóc cho chồng từng ly từng tí.
Tranh vẽ chân dung của Nữ hoàng Yekateria Đệ nhất. (Nguồn: Hermitagemuseum)
Thậm chí, Sa hoàng mắc phải chứng bệnh động kinh nên rất hay lên cơn co giật. Những lúc như vậy, người đầu tiên và duy nhất ông cần chính là Ekarterina. Cho dù ông bị bệnh ở bất cứ nơi đâu thì người hầu cũng đều thông báo cho Ekarterina. Biết chồng cần mình, Ekarterina không bao giờ để ông một mình mỗi khi đau ốm.
Một bằng chứng khác cho thấy cách ứng xử khéo léo của Ekateria đó là khi đối mặt với chuyện chồng ngoại tình. Mỗi khi nghe tin về tình nhân của chồng, nàng không đau khổ vật vã, lồng lộn ghen tuông, trái lại, nàng bỏ qua tất cả vì nàng biết, dù có "lang thang" ở ngoài thì Pyotr cũng không thể sống thiếu vợ.
Tranh vẽ chân dung của Nữ hoàng Yekateria Đệ nhất của họa sĩ Ivan Adolsky.
Không chỉ khéo léo trong quan hệ vợ chồng mà Ekaterina còn biết giúp đỡ chồng gánh vác trọng trách của đất nước. Mỗi khi Pyotr Đại đế xuất chinh, nàng thường cưỡi ngựa đi tháp tùng chồng, sẵn sàng ngủ trong lều dưới tiếng đạn pháo... Có được người vợ thông minh, Pyotr lại bàn bạc với vợ những dự định tương lai và nhiều vấn đề lớn lao của đất nước.
Tuy nhiên, cuộc tình đẹp này lại gặp phải một sự cố buồn đau, đó là việc không giữ được con. Hai người có tổng cộng với nhau 12 người con, nhưng đến tận 10 lần Ekateria và chồng phải rơi nước mắt trước cái chết của những đứa con còn quá nhỏ tuổi của mình. Duy chỉ có hai cô con gái là sống sót lâu dài, một là Anna Petrovna, sinh năm 1708, Nữ Quận công xứ Holstein-Gottorp và mẹ của Sa hoàng Pyotr III. Người kia là Yelizaveta, sinh năm 1709, Nữ hoàng Nga trong giai đoạn 1740-1762. Mặc dù con trẻ yểu mệnh là chuyện thường xảy ra vào thời này, vẫn không làm nhẹ thương đau của một người mẹ cứ phải chịu mang nặng rồi đẻ đau, ban đầu hy vọng rồi cuối cùng tang tóc.
Tranh vẽ chân dung của Nữ hoàng Yekateria Đệ nhất của họa sĩ Heinrich Buchholz.
Hai người cứ cùng nhau gắn bó đi qua biết bao nhiêu đau thương trong chuyện riêng tư gia đình như vậy, cuối cùng với tình cảm sâu nặng đó, vua Pyotr đã làm một điều cổ kim hiếm thấy: chia sẻ ngai vàng với người vợ của mình. Tháng 11 năm 1723, Pyotr đại đế ra chiếu ban tước vị Nữ hoàng cho Ekaterina và còn chính tay mình đặt vương miện lên đầu vợ. Sau lễ đăng quang vào tháng 1/1724, Ekaterina chính thức cai trị đất nước bên chồng. Không may 2 năm sau đó, Pyotr đại đế qua đời, Ekateria đau khổ tột bậc nhưng vì lời thề son sắt, bà đã đứng dậy thay chồng cai quản quốc gia cho đến khi qua đời vào năm 1727 vì căn bệnh áp-xe phổi.
Ngày 24/11 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Rượu ngâm biển Vung Viêng đã vinh dự nhận được danh hiệu “Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Quốc Gia 2024” do Trung Tâm Công Nghệ Chống Hàng Giả Việt Nam trao tặng. Giải thưởng này được người tiêu dùng bình chọn và đáp ứng các tiêu chí khắt khe của Ban tổ chức, đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của Thương hiệu.
Ngọc Sơn sinh ra và lớn lên trong gia đình có 4 anh chị em. Ngoài chị gái Thu Hiền theo đuổi công việc bác sĩ, cả ba anh em trai Ngọc Sơn, Ngọc Hải và Ngọc Hà đều bén duyên với nghệ thuật. Ngọc Hà ít nổi tiếng bằng hai anh, còn Ngọc Hải thì rời showbiz khi đang ở đỉnh cao để đi theo nghiệp kinh doanh và học thuật.
Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.
Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.
Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.
Chuỗi nhà hàng ở Anh, được Stephen và Juliette Wall thành lập vào năm 2005 sau khi đến Việt Nam và yêu thích món phở, đã nộp đơn xin hủy nhãn hiệu này vì vấp phải phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.
Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...