Học Y là một việc rất ngặt nghèo. Ở đó, không có chỗ cho sự dễ dãi ở đầu vào và càng không dễ dãi trong quá trình học.
Tôi, cũng như bất cứ một sinh viên Y khoa nào, đều rất tự hào vì nói thẳng ra, không phải học sinh nào cũng có thể thành sinh viên y khoa với đầu vào rất ngặt nghèo, ở các trường Y “chính thống”.
Tôi trúng tuyển khoá 2008. Năm đó, điểm sàn của chúng tôi là 27/30. Một cuộc đấu cam go, mà phần thắng sẽ không thuộc về những người thiếu quyết tâm và học… làng nhàng.
Sinh viên nào đậu ngành Y như chúng tôi cũng đều “ngẩng cao đầu” nhưng chẳng mấy chốc, chúng tôi sẽ phải “cúi mặt xuống”.
Một câu kinh điển mà thầy cô hay nói với chúng tôi: “Thời điểm đậu Y là lúc tụi em được ngẩng cao đầu nhất. Nhưng càng lên những năm cao hơn thì càng phải cúi mặt xuống và nhiều lúc các em còn không dám nhận mình học Y nếu các em không học hành cho đàng hoàng”.
|
Bác sĩ Nguyễn Duy Hải tốt nghiệp Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, hiện anh đang theo học Thạc sĩ tại chính ngôi trường này. |
Chúng tôi được các giáo sư, bác sĩ đầu ngành Y truyền thụ kiến thức. Nhưng cũng truyền thụ cho cái tinh thần: Làm công việc chữa bệnh cứu người không có chỗ cho những người dễ dãi, những sự dễ dãi.
6 năm, bạn cứ hình dung, chúng tôi phải trải qua 320 tín chỉ. Việc thi một tuần 2 tín chỉ là điều bình thường. Chúng tôi luôn sống chung với stress và công việc của một bác sĩ phía trước luôn là những thử thách cam go.
Có một bài báo viết về báo động bệnh trầm cảm của sinh viên y khoa. Điều đó hoàn toàn có thể, trên con đường trở thành bác sĩ của bất cứ sinh viên y khoa nào.
Khoá tôi với 450 sinh viên nhưng tốt nghiệp chỉ 400 người. Những bạn chưa tốt nghiệp không hẳn là không giỏi, mà có thể các bạn đó không chịu được những áp lực của việc học ngặt nghèo này.
Tôi nhớ, năm thứ nhất ắt hẳn là cú sốc đầu tiên trong đời mà các đồng môn của tôi đã rơi hoàn toàn những sắc thái tự tin vốn có.
Chúng tôi trong 2 học kỳ của năm 1, sẽ có số lượng kiến thức tương đương với 3 năm cấp 3 cộng lại rồi được khuyến mãi thêm một số môn đặc thù.
Môn giải phẫu chính là cánh cửa đầu tiên để bước vào thế giới y khoa. Sinh viên phải học gần như mọi thứ trên cơ thể người từ cơ xương cho đến thần kinh, mạch máu và nội tạng.
Song song với những giờ học lý thuyết buổi sáng, buổi chiều sinh viên được lên phòng xác thực tập. Đó ắt hẳn là điều không thể quên của mọi sinh viên Y.
Những năm về sau, chúng tôi đối mặt với lịch học dày đặc hơn, sáng ở bệnh viện thực tập, chiều về trường học lý thuyết, tối trực đêm.
Kiến thức thì nhiều vô kể, buổi sáng đi thực tập một môn, chiều về lại học một môn khác rồi cuối tuần lại thi một môn khác nữa.
Trung bình thì tuần nào cũng chúng tôi cũng phải thi nên bạn bè trong trường hay đùa nhau rằng: “Trường mình rất sướng vì không có mùa thi như trường khác bởi mình thi cả năm”.
Bên cạnh đó còn biết bao nỗi lo của một đứa sinh viên mà chúng tôi phải nếm trải. Cũng như sinh viên tỉnh lẻ khác, nỗi lo vật chất là thường trực với tôi, có điều là nỗi lo ấy kéo dài gấp 1.5 lần so với các trường khác vì chúng tôi học 6 năm cơ mà.
Bạn bè cùng trang lứa tốt nghiệp, đi làm còn bọn học Y chúng tôi thì vẫn chăm chỉ xin tiền nhà.
Đến năm cuối, năm của những nỗi lo thi cử khắc nghiệt hơn. Những kỳ thi tốt nghiệp lâm sàng ở bệnh viện với hình thức vấn đáp đặc trưng của trường Y chắc hẳn không ai “dám quên”.
Vì sao những kỳ thi đó căng thẳng đến vậy? Vì những thầy cô của chúng tôi đang cấp phép cho một đứa sinh viên trở thành bác sĩ, cấp phép cho một con người mang trong tay mình tính mạng của nhiều người khác.
Thời điểm đó tôi học bài như điên dại, đêm nào cũng thức đến 3h sáng để học bài, vừa nằm xuống giường thì lại bật dậy, mở sách ra vì có cảm giác là đang quên thứ gì đó. Nếu có một liệu pháp giảm cân nào hiệu quả thì đó ắt hẳn là kỳ thi tốt nghiệp lâm sàng của chúng tôi.
Giờ đã ra trường, khoác lên mình 2 chữ “Bác sĩ” cũng như đang tiếp tục học Thạc sĩ, tôi không bao giờ quên những ngày tháng đó cũng như sẵn sàng đón nhận những ngày tháng khó khăn tiếp theo của con đường Y nghiệp.
Thế đấy, học Y, học cả đời, và không bao giờ dễ dàng cả!
Đào tạo ra những con người nắm trong tay sinh mạng của nhiều người là điều không đơn giản. Các bạn làm một cái bánh bị hỏng có thể làm lại cái khác, may một cái áo bị lỗi có quyền may lại cái khác…
Nhưng, tính mạng một con người thì không cho phép các bạn làm lại!
theo Trí Thức Trẻ
Ngày 24/11 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Rượu ngâm biển Vung Viêng đã vinh dự nhận được danh hiệu “Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Quốc Gia 2024” do Trung Tâm Công Nghệ Chống Hàng Giả Việt Nam trao tặng. Giải thưởng này được người tiêu dùng bình chọn và đáp ứng các tiêu chí khắt khe của Ban tổ chức, đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của Thương hiệu.
Ngọc Sơn sinh ra và lớn lên trong gia đình có 4 anh chị em. Ngoài chị gái Thu Hiền theo đuổi công việc bác sĩ, cả ba anh em trai Ngọc Sơn, Ngọc Hải và Ngọc Hà đều bén duyên với nghệ thuật. Ngọc Hà ít nổi tiếng bằng hai anh, còn Ngọc Hải thì rời showbiz khi đang ở đỉnh cao để đi theo nghiệp kinh doanh và học thuật.
Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.
Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.
Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.
Chuỗi nhà hàng ở Anh, được Stephen và Juliette Wall thành lập vào năm 2005 sau khi đến Việt Nam và yêu thích món phở, đã nộp đơn xin hủy nhãn hiệu này vì vấp phải phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.
Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...