Người như thế nào là Quân Tử?
Lượt xem: 1.077
Quân tử (tiếng Trung: 君子) là hình mẫu con người lý tưởng theo nhân sinh quan của Nho giáo phù hợp với phương thức cai trị xã hội đức trị (nhân trị) của học thuyết này.
Người như thế nào là Quân Tử?
 
Quân Tử là người có phẩm đức cao thượng. Trong Chu Dịch 《周易》, phần Dịch Truyện 《易傳》 (do Khổng Tử trước tác) có hai câu mô tả đức của người Quân Tử sánh với đức của Trời và Đất : “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức; Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật.” ( 天行健,君子以自強不息;地勢坤,君子以厚德載物 ) Ý nói rằng : sự vận động của Trời là cương cường mạnh mẽ, quân tử tương ứng với Trời nên người quân tử xử thế cũng phải giống như Trời, phải không ngừng nghỉ tự lực tự cường, cương nghị mạnh mẽ nỗ lực truy cầu sự tiến bộ của bản thân; hình thế của Đất là dày dặn, chứa chở vạn vật, quân tử cũng phải giống như Đất, phải làm dày cái Đức của mình để bao dung, chứa chở muôn loài.
 
Trong “Luận Ngữ 論語 Hiến Vấn 憲問 ”, Khổng Tử đề ra 3 tiêu chuẩn để trở thành một Quân tử chân chính : “ Tử viết : Quân Tử đạo giả tam, ngã vô năng yên : Nhân giả bất ưu, Trí giả bất hoặc, Dũng giả bất cụ. Tử Cống viết : Phu tử tự đạo dã.”( 子曰:“君子道者三,我無能焉:仁者不憂,知者不惑,勇者不懼。”子貢曰:“夫子自道也。”) Có nghĩa là : “Khổng Tử nói : Đạo của người Quân Tử có 3 tiêu chuẩn, ta chưa làm được, đó là : người Nhân thì không ưu sầu, người Trí thì không mê hoặc, người Dũng cảm thì không sợ hãi. Tử Cống nói : đây là Thầy đang miêu tả về chính mình.”
 
Như vậy, để trở thành một Quân Tử phải hội đủ 3 tiêu chuẩn : Nhân, Trí, Dũng.
 
Nhân : nghĩa là yêu thương, khoan dung mọi người. Xét về bối cảnh thời đại Đức Khổng Tử sinh thời, xét trong tác phẩm Luận Ngữ của ngài thì phạm vi của Nhân mà ngài nói đến không phân biệt dân tộc, quốc gia, không phân biệt người Hán hay người Hồ, không phân biệt Hoa Hạ hay Man Di, phạm vi của Nhân trong thuyết pháp của đức Khổng là bao trùm toàn bộ loài người, con người. Ngài có nói : Yêu khắp mọi người và gần gũi người nhân đức. ( 汎愛眾而親仁 “Phiếm ái chúng nhi thân nhân”  – Luận Ngữ 論語 Học nhi 學而 ). Tu dưỡng đến đâu mới gọi là người có lòng Nhân ? phải làm được 5 đức là : cung kính, khoan hậu, thành tín, siêng năng và nhân ái :  Tử Trương hỏi Khổng Tử về đức nhân. Khổng Tử đáp: Làm được năm đức trong thiên hạ thì gọi là nhân. (Tử Trương) xin hỏi là những đức gì, Khổng Tử đáp: Cung kính, khoan hậu, thành tín, siêng năng và nhân ái. (子張問仁於孔子. 孔子曰: 能行五者於天下為仁矣. 請問之, 曰: 恭, 寬, 信, 敏, 惠 “ Tử Trương vấn nhân ư Khổng Tử. Khổng Tử viết: năng hành ngũ giả ư thiên hạ vi nhân hĩ. Thỉnh vấn chi, viết: cung, khoan, tín, mẫn, huệ” – Luận Ngữ 論語 Dương Hóa 陽貨 )  Sự tu dưỡng lòng Nhân đến cao nhất là không còn ưu sầu, không còn điều gì, việc gì, người nào có thể khiến người quân tử lo buồn (Nhân giả bất ưu).
 
Người như thế nào là Quân Tử?
 
Trí là trí tuệ, chứ không phải tri thức, sự hiểu biết, kiến thức, óc thông minh. Trí tuệ ở đây chính là lương tri trong sáng đối trước mỗi mỗi sự vật, sự việc có thể phân biệt chính xác đâu là đúng, đâu là sai, đâu là thiện, đâu là ác, đâu là chánh, đâu là tà, đâu là chân, đâu là ngụy, đâu là tốt, đâu là xấu, đâu là cao, đâu là thấp… Có nhiều kiến thức, tri thức chưa chắc đã có được một trí tuệ trong sáng, đôi khi ngược lại, người ít kiến thức, tri thức lại có lương tri sáng suốt hơn người nhiều hiểu biết, học vấn. Người thời nay nhiều kiến thức, ít trí tuệ (thức đa trí thiểu), người thời xưa ít kiến thức, nhiều trí tuệ (thức thiểu trí đa). Sự bồi dưỡng trí tuệ đến mức cao nhất là không còn mê hoặc trước bất kỳ sự vật hiện tượng nào ( Trí giả bất hoặc ).
 
“Trí giả bất hoặc”, người Trí đối trước sự vận hành, vận động biến đổi của trời đất, của xã hội, của lịch sử, của con người không có một chút mê hoặc vì người Trí với lương tri sáng suốt đã thấu rõ bản chất của các quy luật vận động thay đổi, biến đổi của tự nhiên, xã hội và con người, của Thiên mệnh.
 
Việc học tập kiến thức, tri thức là để giúp cho lương tri thêm trong sáng, bất hoặc, chứ không phải làm cho lương tri chìm vào khốn cảm, mê mang, mê hoặc, bất minh lý.
 
Khi một người đã có đầy đủ đức Nhân và Trí tuệ thì sẽ không còn sợ hãi nữa. Một người đã tu dưỡng lòng yêu thương và bao dung đạt đến mức có thể yêu thương và bao dung toàn thể loài người, đã bồi dưỡng Trí tuệ đạt đến mức thấu hiểu được sự vận hành của các quy luật tự nhiên, các quy luật tâm lý, tính tình, tình cảm của con người thì tự nhiên sẽ không còn sợ hãi bất kỳ điều gì nữa, tự nhiên làm được “người Dũng cảm thì không sợ hãi” (Dũng giả bất cụ).
Một người có đủ Nhân và Trí thì sẽ không làm điều gì gây tổn thương đến người khác, không làm việc gì tự tư tự lợi, suy nghĩ và hành động đều vì người khác, sống vì mọi người, người như vậy sẽ không làm điều gì đáng để hổ thẹn. Vì nội tâm không có điều gì đáng để hổ thẹn nên tự nhiên người đó trong lòng không lo buồn, không sợ hãi :  Tư Mã Ngưu hỏi thế nào là người Quân Tử, Khổng Tử nói rằng : “Quân Tử là người không ưu sầu, không sợ hãi.” Lại hỏi : “không lo buồn, không sợ hãi, đã có thể gọi là Quân Tử sao ?” Khổng Tử nói : “Tự hỏi lòng không có điều gì hổ thẹn, có gì để lo, có gì để sợ ?” ( 司馬牛問君子。子曰:“君子不憂不懼。”曰:“不憂不懼,斯謂之君子已乎?”子曰:“內省不疚,夫何憂何懼?” Tư Mã Ngưu vấn Quân Tử, Tử viết : “Quân Tử bất ưu bất cụ.” Viết : “Bất ưu bất cụ, tư vị chi quân tử dĩ hồ ? ” Tử viết : “Nội tỉnh bất cứu, phù hà ưu hà cụ?” – Luận Ngữ 論語 Nhan Uyên 顏淵)
 
Trước Khổng Tử, đời Hạ, Thương người Trung Quốc đã có Lễ, Nhạc, đến đầu đời Chu, đức Chu Công 周公 tiếp nối hoàn thiện việc chế định Lễ, Nhạc cho dân tộc Trung Hoa thành một hệ thống quy phạm hoàn chỉnh, rồi đến Quản Trọng 管仲 trong sách Quản Tử 管子 đã đề ra Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ xem là 4 giềng mối của quốc gia : “ Quốc gia có 4 giềng mối, một giềng mối mất thì quốc gia nghiêng ngửa, mất hai giềng mối thì quốc gia nguy, mất ba giềng mối thì quốc gia bị lật đổ, cả bốn giềng mối đều mất thì quốc gia diệt vong. Nghiêng ngửa thì có thể làm cho chính lại, nguy thì có thể làm cho an lại, lật thì có thể dựng lại, nhưng đã diệt thì không thể sống lại. Bốn giềng mối đó là gì ? một là Lễ, hai là Nghĩa, ba là Liêm, bốn là Sỉ. ” (Quốc hữu tứ duy, nhất duy tuyệt tắc khuynh, nhị duy tuyệt tắc nguy, tam duy tuyệt tắc phúc, tứ duy tuyệt tắc diệt. Khuynh khả chánh dã, nguy khả an dã, phúc khả khởi dã, diệt bất khả phức thố dã. Hà vị tứ duy, nhất viết Lễ, nhị viết Nghĩa, tam viết Liêm, tứ viết Sỉ.  國有四維,一維絕則傾,二維絕則危,三維絕則覆,四維絕則滅。傾可正也,危可安也,覆可起也,滅不可複錯也。何謂四維,一曰禮,二曰義,三曰廉,四曰恥。 ——《管子Quản Tử 牧民 Mục dân 四維 Tứ duy》) Nhưng không có lòng Nhân thì Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ chỉ có tính cách và phạm vi trong một quốc gia, dân tộc chứ không thể bao trùm toàn thể nhân loại. Chỉ đến khi Khổng Tử đề ra và nhấn mạnh sự tu dưỡng lòng Nhân thì Quân Tử mới trở thành một con người có lòng yêu thương và bao dung toàn thể nhân loại. Nếu không có lòng Nhân thì sự yêu thương và trách nhiệm, chí hướng, hoài bão, sự nghiệp, sự gánh vác của Quân Tử chỉ giới hạn trong quốc gia mình ở và hạn hẹp trong dân tộc của mình, dễ bị lợi dụng để diễn biến thành chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Chính lòng Nhân mới giúp người Quân Tử vượt ra khỏi sự ích kỷ, sự phân chia, vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ của quốc gia, dân tộc mà yêu thương bao dung toàn thể nhân loại, đặt chí hướng sự nghiệp vào cả nhân loại, lo cái lo của toàn thể nhân loại, vui cái vui của toàn thể nhân loại.
 
Sau Khổng Tử thì các bậc Nho sĩ như Tăng Tử, Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư… tiếp tục làm rõ, bổ sung thêm cho khái niệm Nhân và Trí, như nói Nhân, Nghĩa, Liêm, Sỉ hay nói Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí hay nói Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… Kỳ thực cũng chỉ để giúp minh bạch hai vấn đề tu dưỡng Nhân và Trí của Quân tử.
 
Quân tử và Tiểu nhân khác biệt ở trọng điểm : Quân tử yêu thương khắp mọi người, lo cái lo của mọi người, vị tha, sống vì mọi người, ngôn ngữ và hành động cẩn trọng không làm thương tổn đến tha nhân. Cho nên Quân Tử không lo buồn, không sợ hãi. Ngược lại, kẻ Tiểu nhân thì chỉ sống cho riêng mình và người thân của mình, chỉ suy nghĩ cho mình, vun vén lợi ích cho bản thân mình, ích kỷ, tự tư tự lợi. Vì chỉ yêu thương bản thân và gia đình của mình, dùng thông minh để tính toán truy cầu lợi ích cho riêng mình, ngôn ngữ và hành động sẵn sàng làm tổn thương người khác nên kẻ Tiểu nhân luôn có lo buồn và sợ hãi.
 
Tùng Văn  tổng hợp
Nguồn tin :
Theo dõi Tin tức qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:

In

Tin cùng ngày

gia công mỹ phẩm

Tin doanh nghiệp

Rượu Vung Viêng: Mỹ vị nhân gian trong lòng kỳ quan thế giới

Ngày 24/11 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Rượu ngâm biển Vung Viêng đã vinh dự nhận được danh hiệu “Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Quốc Gia 2024” do Trung Tâm Công Nghệ Chống Hàng Giả Việt Nam trao tặng. Giải thưởng này được người tiêu dùng bình chọn và đáp ứng các tiêu chí khắt khe của Ban tổ chức, đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của Thương hiệu.

Thân thế người em trai đa tài, kín tiếng của ca sĩ Ngọc Sơn

Ngọc Sơn sinh ra và lớn lên trong gia đình có 4 anh chị em. Ngoài chị gái Thu Hiền theo đuổi công việc bác sĩ, cả ba anh em trai Ngọc Sơn, Ngọc Hải và Ngọc Hà đều bén duyên với nghệ thuật. Ngọc Hà ít nổi tiếng bằng hai anh, còn Ngọc Hải thì rời showbiz khi đang ở đỉnh cao để đi theo nghiệp kinh doanh và học thuật.

Sự khác biệt giữa Tư duy hệ thống và Tư duy thiết kế

Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.

Mối Liên Hệ Giữa Kaizen và Design Thinking

Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.

Bún Ốc Bà Ngoại - Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam

Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Ô tô từ Thái Lan vọt lên dẫn đầu xe nhập khẩu về Việt Nam

Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.

'Điểm danh' 5 công nghệ an toàn hiện đại nhất trên ô tô

Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...

NHA KHOA SMILE CARE

Đồng phục phát thịnh

VÀNG BẠC PHÚ QUÝ

zenna

shoppee

GỐM SÔNG HỒNG

CỬA VINDOOR CHÂN TRANG
Khuyến mãi

Copyright © Thương hiệu vàng