Nữ tiến sĩ với giấc mơ hồi sinh những 'vùng đất chết' ở Việt Nam
Lượt xem: 1.354
Hình ảnh một cậu bé có đôi mắt rất sáng, nhưng chân tay bị cụt vì nhiễm chất độc màu da cam đã thôi thúc TS Ngô Thị Thúy Hường (sinh năm 1974) phải làm gì đó...

Người đi hồi sinh “vùng đất chết”

Vào những năm 90, ngành nuôi trồng thủy sản chưa được đầu tư bài bản. Vì thế, nữ sinh Thuý Hường luôn nung nấu ước mơ được theo đuổi ngành học này để tìm ra phương pháp nuôi trồng thủy sản đạt năng suất cao.

4 năm đại học, Hường có dịp đi đến nhiều vùng đất. Ở những nơi này, cô nhận ra người dân thường nuôi cá bằng nước thải rất bẩn. Nữ sinh tự hỏi: “Khi ăn những loại cá này, liệu điều đó có gây độc hại đối với cơ thể con người hay không?”.

Câu hỏi ấy cứ thôi thúc Hường phải đi theo con đường nghiên cứu nghiêm túc. Vì thế, từ năm 1999 - 2001, ngoài học thạc sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản tại Trường ĐH Tổng hợp Ghent (Bỉ), chị Hường còn dành nhiều thời gian để nghiên cứu sâu hơn lĩnh vực Độc học sinh thái. Trong đó, tập trung vào việc đánh giá những ảnh hưởng của kim loại nặng đối với sức khỏe của các loài thủy hải sản và nguy cơ của nó đối với con người.

Nữ tiến sĩ với giấc mơ hồi sinh những 'vùng đất chết' ở Việt Nam

TS Ngô Thị Thúy Hường

“Độc học sinh thái vẫn còn là một khái niệm rất mới ở Việt Nam và mọi người còn chưa có sự quan tâm đúng mức. Với tôi, nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích xác định hàm lượng các chất độc trong môi trường thì chưa nói lên được gì nhiều vì đó cũng chỉ là những con số. Nếu như mình không nghiên cứu được những cơ chế tác động của nó đối với sinh vật và qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng tới sức khỏe con người thì những con số ấy cũng vô nghĩa”.

Vì thế, năm 2002, chị Hường tiếp tục đi sang Đức, làm nghiên cứu sinh về Hóa môi trường và Độc học sinh thái tại Trường ĐH Tổng hợp Bayreuth.

Nữ tiến sĩ với giấc mơ hồi sinh những 'vùng đất chết' ở Việt Nam

Chị Hường cho rằng, công nghệ thân thiện này có thể sử dụng ở nhiều khu vực có độ ô nhiễm thấp cũng như ngăn chặn sự lan tỏa của ô nhiễm dioxin ra môi trường xung quanh. 

Đầu năm 2014, chị Hường là chủ nhiệm đề tài về xử lý ô nhiễm dioxin bằng công nghệ sử dụng thực vật - một dự án do Bộ Tài nguyên & Môi trường tài trợ.

Chị cùng các cộng sự đã đi tới sân bay Biên Hòa – một trong những “điểm nóng” dioxin tại Việt Nam.

“Lý do thôi thúc tôi phải thực hiện dự án này là bởi những hình ảnh khi vào thăm các bảo tàng ở TP. HCM. Tôi nhớ mình đã từng nhìn thấy hình ảnh một cậu bé có đôi mắt rất sáng, nhưng chân tay bị cụt vì nhiễm chất độc màu da cam. Tôi nghĩ, mình phải làm gì đó”.

Nhiều năm học tập và làm việc tại nước ngoài, chị Hường biết tới cây cỏ Vetiver, “cây cỏ thần kỳ” được sử dụng nhiều ̛ở Ấn Độ, Thái Lan, Úc,… trong chống xói mòn, xử lý ô nhiễm môi trường nước và đất. Vì thế, TS Hường và các cộng sự đã tập trung nghiên cứu giải pháp ứng dụng cỏ Vetiver trong phục hồi đất ô nhiễm dioxin, di sản nặng nề do chiến tranh để lại.

“Ban đầu, hội đồng khoa học phản biện rằng cây cỏ không thể hấp thụ được các chất cao phân tử như dioxin. Cả nhóm đã phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu, viện dẫn các cơ sở khoa học để chứng minh, bởi bản chất của dioxin và các chất độc hóa học khó phân hủy là có độ hòa tan trong nước rất thấp nhưng lại hòa tan dễ dàng trong chất béo và dầu. Cỏ Vetiver vốn có hàm lượng tinh dầu rất cao trong rễ, lên đến 5% trọng lượng khô.

Hơn nữa, loại cỏ này có thể sống trong rất nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt, từ đất chua phèn đến những vùng đất mặn, nghèo dinh dưỡng và có độ kiềm cao. Hệ rễ của cây có thể ăn sâu tới 4 – 5 mét. Nhóm đặt ra giả thuyết, rất có thể hệ vi sinh vật sống trong khu hệ rễ ấy sẽ đóng vai trò chính trong cơ chế làm giảm nhẹ ô nhiễm dioxin”.

Từ năm 2014 – 2016, dự án đã đạt được kết quả khả quan và có nhiều triển vọng khi bước đầu chứng minh được cỏ Vetiver có khả năng chống lan tỏa dioxin ra vùng đất xung quanh, làm giảm nhẹ mức độ ô nhiễm xuống khoảng 38% so với ban đầu, sau 12 tháng trồng ở sân bay Biên Hòa.

Từ kết quả đó, cuối năm 2017, TS Ngô Thị Thúy Hường được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cơ chế của cỏ Vetiver trong xử lý ô nhiễm dioxin trong đất và chống lan tỏa ra môi trường xung quanh. Hiện tại, dự án đang ở giai đoạn cuối và đã có những phát hiện mới, dự kiến sẽ được báo cáo vào cuối năm 2021.

Ngoài ra, chị Hường còn tham gia nhiều nghiên cứu khác, trong đó có nghiên cứu về sự tác động của việc chiếu sáng nhân tạo đến sự phát triển, xâm lấn của thực vật trong hang động tại Vịnh Hạ Long. Chị cũng tìm ra cách thức xử lý để hạn chế ảnh hưởng đến thực vật trong hang động. 

Chồng từng… rửa bát để trang trải chi phí sinh hoạt

Đạt được một số thành tựu nhất định, TS Ngô Thị Thuý Hường cho rằng, điều đó là nhờ vào sự ủng hộ và thấu hiểu của gia đình, đặc biệt là người chồng - cũng là người đồng nghiệp thân thiết.

Như một cơ duyên, khi còn đang đi học thạc sĩ tại Bỉ, chị Hường quen chồng mình – khi ấy đang học thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên đất. Cũng bởi có nhiều điểm đồng điệu, hai người đã bén duyên, cùng hẹn nhau tiếp tục đi học tiến sĩ tại Đức.

Nữ tiến sĩ với giấc mơ hồi sinh những 'vùng đất chết' ở Việt Nam

Ngoài nghiên cứu, chị Hường là giảng viên Khoa Công nghệ sinh học, Hóa học và Kỹ thuật môi trường, Trường ĐH Phenikaa; Giảng viên thỉnh giảng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

Cuối năm 2001, chị Hường kết hôn và sinh con. Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất với chị.

“Ở bên Đức có một nguyên tắc, phụ nữ mang bầu không được vào phòng thí nghiệm. Do đó, giai đoạn này, tôi phải nghỉ ở nhà và chỉ có thể nghiên cứu trên sách vở để tìm ra hướng đi.

Hai vợ chồng chỉ còn một nguồn thu nhập, nhưng mức lương ấy cũng không đủ để cả hai vừa thuê nhà, vừa chăm con và trang trải chi phí sinh hoạt”.

Vì thế, mỗi khi hết giờ làm, chồng chị Hường lại xin đi rửa bát thuê cho các nhà hàng. Thấy vợ lo lắng, anh thường nói đùa: “Đó cũng là cách để anh xả stress”.

Đến khi chị đi làm trở lại, cuộc sống của hai vợ chồng cũng không đỡ vất vả hơn.

“Cả hai cùng làm nghiên cứu sinh chung một trường. Vì thế, hai đứa phải chia nhau, buổi chiều vợ đón con, tắm rửa và cho con ăn, đến 8 giờ tối, chồng sẽ từ lab về và trông con cho vợ lên lab làm việc tới 1 – 2 giờ sáng”.

Nhiều lúc, chị Hường muốn bỏ cuộc vì công việc quá khó khăn, bởi việc làm tiến sĩ cũng giống như “người đi trong đêm”.

“Tôi nhớ người thầy ở Đức của tôi cực kỳ khắc nghiệt. Hiếm có lần nào gặp thầy xong mà tôi không khóc. Thầy rất thẳng tính và luôn yêu cầu tính kỷ luật rất cao. Có đôi lần, tôi đã từng phải đặt lên bàn cân, hoặc là tiếp tục, hoặc phải dừng lại.

Tôi đã từng thức nguyên đêm để suy nghĩ, nhưng cuối cùng đã ngồi dậy thiết kế lại mục tiêu và kế hoạch cho dự án nghiên cứu và kế hoạch của bản thân. May mắn, mọi thứ sau đó diễn ra suôn sẻ”.

Nữ tiến sĩ với giấc mơ hồi sinh những 'vùng đất chết' ở Việt Nam

Trở về nước, chị Hường còn tham gia giảng dạy. Chị cho rằng, nếu giảng dạy mà không nghiên cứu thì sẽ không có thực tế; bài giảng cũng không có sức lôi cuốn, hấp dẫn.

Nhưng nghiên cứu mà không giảng dạy thì việc truyền đạt và ứng dụng kiến thức vào đời sống sẽ rất hạn chế. Sinh viên chính là đối tượng phù hợp nhất để tiếp thu kiến thức mới và ứng dụng chúng vào đời sống.

Mỗi khi chia sẻ với sinh viên, chị Hường vẫn thường nói rằng: “Làm khoa học không sướng. Chỉ có những ai thực sự đam mê mới có thể theo đuổi được. Và nếu có mong muốn làm giàu, chắc chắn không thể đi bằng con đường làm khoa học”.

Thúy Nga

Nguồn tin :
Theo dõi Tin tức qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:

In

Các tin khác

Mới cập nhật

gia công mỹ phẩm

Tin doanh nghiệp

Doanh nhân Đoàn Khải Định, thành công là khát vọng lớn và nỗ lực không ngừng

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Đồng Nai, Đoàn Khải Định là minh chứng sống động cho tinh thần kiên trì và nỗ lực không ngừng để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Tuy xuất thân từ khó khăn, anh luôn giữ vững ý chí tự lực và tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân trong lĩnh vực tài chính và bất động sản.

Amway Việt Nam chính thức ra mắt bộ giải pháp sản phẩm “Buổi sáng dinh dưỡng – Morning Nutrition”

Amway Việt Nam - thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe chính thức công bố chiến lược "Sống khỏe mạnh, sống hạnh phúc" tại sự kiện Amway Expo 2025. Với những bước đi chiến lược, Amway tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chủ động, đồng thời lan tỏa cảm hứng sống tích cực đến cộng đồng, hướng đến một tương lai bền vững hơn.

Bánh Đa Cua Hiền – Hương Vị Đặc Sắc Của Vùng Đất Kinh Bắc

Ngày 19/01/2024, tại Nhà hát Quân Đội - Thành phố Hà Nội, Thương hiệu Bánh Đa Cua Hiền đã vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 Tinh Hoa Ẩm Thực Việt do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học và Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia trao tặng. Giải thưởng này không chỉ là minh chứng cho sự yêu mến và tin tưởng của khách hàng mà còn khẳng định chất lượng vượt trội. Đây là một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của thương hiệu.

Kem que địa danh - Từ hương vị quê hương đến câu chuyện văn hoá

Hành trình đưa địa danh Việt Nam vào từng que kem

Thương hiệu Yến Sào QiQi Yến – Chất Lượng Vượt Trội, Sức Khỏe Bền Lâu

Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Phát triển Phúc Thịnh, với thương hiệu Yến Sào QiQi Yến, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường yến sào Việt Nam bằng những bước tiến vượt bậc. Gần đây, công ty đã đạt giải thưởng danh giá TOP 10 Thương Hiệu Uy Tín Quốc Gia trong lễ biểu dương tổ chức tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến các sản phẩm chất lượng cao, phục vụ sức khỏe cộng đồng.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI)

Vào 17/2/2025 vừa qua, tại Ada, Michigan, Mỹ tập đoàn Amway – Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn khỏe mạnh hơn - công bố hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Hai bên chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tại trụ sở Tập đoàn Amway (Michigan, Mỹ). Sự kiện này đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu dinh dưỡng, thúc đẩy trao đổi chuyên môn và tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Ô tô từ Thái Lan vọt lên dẫn đầu xe nhập khẩu về Việt Nam

Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.

Saigonlube được vinh danh “Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2023”

Vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ Công Bố “Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2023”, là một sự kiện đánh dấu những nỗ lực đóng góp của doanh nghiệp, thương hiệu uy tín, chất lượng cao trên thị trường. ...

NHA KHOA SMILE CARE

Đồng phục phát thịnh

VÀNG BẠC PHÚ QUÝ

zenna

shoppee

GỐM SÔNG HỒNG

CỬA VINDOOR CHÂN TRANG
Khuyến mãi

Copyright © Thương hiệu vàng