Với mức hỗ trợ lên tới 10-12,5%/xe, chỉ tính trung bình sản lượng xe của Toyota là 35.000-40.000 xe/năm, cộng với các hãng khác thì cần thì tổng mức hỗ trợ sẽ lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, tương đương hàng tỷ USD để các hãng ô tô không rời bỏ Việt Nam.
Mới đây Toyota có một bản đề xuất với 2 kịch bản tính toán dự báo về viễn phát triển thị trường tô Việt Nam và khả năng đi hay ở của các hãng xe. Trong đó, nếu ở lại, hãng xin Chính phủ trợ giá ít nhất 10% chi phí sản xuất.
Xin trợ giá hàng chục ngàn tỷ?
Tuần trước, một cuộc họp giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Kinh tế Thương mại và công nghiệp Nhật Bản mới đây. Vấn đề phát triển ngành công nghiệp ô tô được xới lên một cách gay gắt.
Tiếp theo đó, Toyota đã có một bản tính toán với các đề xuất chính sách, các kịch bản dự báo dựa trên số liệu sản xuất của hãng này để có thể duy trì sản xuất tại Việt Nam sau năm 2018.
Cụ thể, hãng đề nghị thay đổi giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe CKD từ giá bán của nhà sản xuất hiện nay sang tính theo giá xuất xưởng. Toyota cho rằng, Thái Lan và Indonesia đều đã tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo cách này, và đây mới là cách tính thuế công bằng.
Toyota đã lên kịch bản về chuyện đi và ở tại Việt Nam |
Điểm thứ hai, hãng đề xuất Chính phủ Việt Nam giảm thuế nhập khẩu cho linh kiện CKD từ Nhật Bản từ mức 15-25% theo chính sách thuế MFN (theo cam kết WTO) hiện nay xuống 0%, ngang với mức thuế ưu đãi nhập khẩu linh kiện từ ASEAN vào năm 2018.
Lời đề nghị thứ ba được Toyota kiên trì theo đuổi từ năm ngoái về việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe sản xuất trong nước. Hãng kiến nghị Chính phủ có thể chọn 2 giải pháp, hoặc là giảm 20% giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc giảm mức thuế suất từ 45% xuống chỉ còn 35%.
Thứ tư là việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp sản xuất ô tô.
Và lời đề nghị quan trọng cuối cùng, gây chú ýt nhất là Toyota Việt Nam xin Chính phủ hỗ trợ cho xe CKD giá trị xe tương đương 50% mức chênh lệch chi phí sản xuất giữa xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu.
Theo đó, mức chênh lệch chi phí này, theo tính toán của Toyota, lên tới 25% vào năm 2018, khi hàng rào thuế nhập khẩu trong các nước ASEAN về 0%. 50% trong số này tương ứng 12,5% chi phí sản xuất xe khi đó.
Thời gian hỗ trợ phải kéo dài 10 năm.
Đặc biệt hơn, Toyota còn dự tính hai kịch bản sẽ diễn ra trong trường hợp Chính phủ Việt Nam có tiếp tục hỗ trợ hay không.
Giải định với con số sản xuất của Toyota, nếu Chính phủ Việt Nam phê duyệt các đề xuất trên, Toyota Việt Nam sẽ nỗ lực từng bước tăng cường nội địa hoá để cắt giảm chi phí, tiến tới loại bỏ hoàn toàn một nửa chênh lệch chi phí còn lại. Tỷ lệ nội địa hoá vào năm 2020-2025 sẽ cao hơn con số 20-37% hiện nay. Hãng đang có 5 mẫu xe, sau này sẽ có thêm 2-3 mẫu xe mới và đổi mới khoảng 10-15 mẫu xe. Sản lượng xe đang từ 40.000 xe sẽ được nâng lên 50.000 xe.
Cùng đó, Toyota hứa hẹn sẽ cân nhắc đầu tư thêm nhà máy mới với công suất lên tới 100.000 xe/năm sau năm 2025.
Ngược lại, nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam sau năm 2018 như trên, hãng rất khó duy trì sản xuất xe tại Việt Nam do đối thủ nhập khẩu các mẫu xe với giá rẻ hơn xe sản xuất trong nước.
Khi đó, năm 2020, Toyota Việt Nam sẽ giảm sản lượng từ 40.000 xe hiện nay xuống chỉ còn 13.000 xe/năm, tỷ lệ nội địa hoá sẽ không tăng, sẽ chỉ có 1 mẫu xe mới và đổi mới 5 mẫu xe.
Đến năm 2025, mọi hoạt động sẽ về số 0. Trong bản đề xuất, Toyota Việt Nam ghi rõ, trường hợp này, "hãng sẽ từng bước ngừng sản xuất các mẫu xe vì không thể đầu tư cho giai đoạn thay đổi sản phẩm tiếp theo do chi phí sản xuất xe cao hơn xe nhập khẩu".
Đây là các tính toán và đề xuất dự kiến cũng như các kịch bản giả định chung để góp ý xây dựng chính sách phát triển ô tô ở Việt Nam của Toyota về dài hạn.
Lộ trình chưa như mong đợi
Phải nói rằng, nếu như với mức hỗ trợ lên tới 10-12,5%/ chi phí sản xuất xe và trung bình sản lượng xe của Toyota là 35.000-40.000 xe/năm thì tổng mức hỗ trợ cho Toyota và các hãng xe khác sẽ lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, tương đường hàng tỷ USD.
Trong khi đó, nhìn vào giấy chứng nhận đầu tư được cấp phép năm 1995, hãng này đã nhận được rất nhiều ưu đãi.
Cam kết về tỷ lệ nội địa hoá của Toyota không đạt như trong giấy phép đầu tư yêu cầu. |
Theo đó, trong thời gian cấp phép 40 năm, hãng được miễn thuế nhập khẩu các thiết bị, máy móc, phụ tùng, các phương tiện sản xuất kinh doanh, gồm cả phương tiện vận tải và các vật tư nhâp khẩu vào Việt Nam để xây dựng cơ bản công ty. Đồng thời, hãng được miễn thuế nhập khẩu các nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng, các vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, với chính sách thuế ưu đãi vừa qua, chi phí sản xuất xe trong nước hiện thấp hơn giá xe nhập khẩu 10%.
Mặc dù kêu nhiều khó khăn, nhưng hãng vẫn có được những khoản doanh thu khổng lồ.
Nguồn tin từ Bộ Công Thương cho hay, với mức lợi tức chia cho công ty VEAM là 20%, với con số 400 tỷ đồng thì khoản lợi nhuận của Toyota tại Việt Nam cũng không hề nhỏ. Điều đó có nghĩa, hãng ô tô này đã hưởng lợi và làm ăn hiệu quả tại Việt Nam.
Trong khi đó, cam kết về tỷ lệ nội địa hoá của Toyota không đạt như trong giấy phép đầu tư yêu cầu.
Cụ thể, trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp phép đầu tư, công ty sẽ phải trình Ủy ban nhà nước về hợp tác đầu tư (nay là Cục Đầu tư nước ngoài) phê chuẩn chương trình nội địa hoá sản xuất linh kiện, phụ tụng ô tô tại Việt Nam, có nêu những biện pháp cụ thể để thực hiện. Từ năm thứ 3 trở đi, khi bắt đầu sản xuất, công ty phải sử dụng linh kiện, phụ tùng tại Việt Nam với tỷ lệ tăng dần theo từng năm để đến năm thứ 10 đạt ít nhất 30% giá trị xe.
Như vậy, năm 1996, khi Toyota bắt đầu sản xuất tại Việt Nam thì đến năm 2006, tỷ lệ nội địa hoá trên vẫn không đạt. Cho đến nay, tỷ lệ 37% nội địa hoá là ở mẫu xe Innova, các mẫu khác đều thấp hơn. Mặc dù, đây là hãng có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất, các hãng khác còn thấp hơn nhiều.
Trong số 18 nhà cung cấp linh kiện cho Toyota Việt Nam có sự đóng góp rất ít của doanh nghiệp Việt Nam.
Phạm Huyền
Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.
Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.
Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.
Vào ngày 12/10/2024, sự kiện công bố các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Quân Đội, Hà Nội. Học viện Đào tạo TUM (TUM) đã vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam, khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực du học, đào tạo và di trú toàn cầu.
Ngày 12 tháng 10 năm 2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân đội, thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Vitosa Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam. Sự kiện này không chỉ tôn vinh những nỗ lực và bản lĩnh kiên cường của doanh nghiệp, mà còn ghi nhận khả năng thích ứng và chuyển đổi số mạnh mẽ trong bối cảnh đầy thách thức. Vitosa cũng được đánh giá cao về cam kết đảm bảo chính sách lao động và trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.
Chuỗi nhà hàng ở Anh, được Stephen và Juliette Wall thành lập vào năm 2005 sau khi đến Việt Nam và yêu thích món phở, đã nộp đơn xin hủy nhãn hiệu này vì vấp phải phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.
Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...