Cương (綱), theo nghĩa đen, là sợi dây chính, tức sợi dọc, trong tấm vải hay tấm lưới. Tam cương tức là ba giềng mối chính trong xã hội thời xưa. Tam cương gồm có quân thần (Vua và các quan), phụ tử (cha và con), phu phụ (chồng và vợ). Theo Tam tự kinh thì mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa; mối quan hệ cha con cốt ở cái tình; mối quan hệ vợ chồng cốt ở sự đồng thuận.
Những người phản đối Nho gia thường giải thích rằng “Tam cương” chủ trương người làm Vua, làm cha và làm chồng có quyền hành tuyệt đối với bầy tôi, con hay vợ. Nhưng điều mà họ không hề nói tới đó là, trong các sách của Khổng Tử, Mạnh Tử không chỗ nào nói đến tam cương cả. Lật khắp Tứ thư Ngũ kinh không hề có khái niệm tam cương. Người đề xuất “Tam cương” rõ ràng là Hàn Phi Tử của Pháp gia, vốn đề cao Pháp trị và tin rằng “nhân chi sơ tính bản ác” (bản tính con người là ác), hoàn toàn khác với Nho gia vốn đề cao Đức trị của Khổng Tử. Sau này người ta lại trộn lẫn Pháp gia vào Nho gia, khiến tam cương trở thành một bộ phận của Nho gia, nhưng những học giả chân chính qua Tứ thư Ngũ kinh vẫn còn có thể phân biệt rõ ràng. Việc gán ghép những thứ cực đoan của “Tam cương” cho Nho gia chính là phương thức phá hoại “Râu ông nọ cắm cằm bà kia” điển hình nhất trong thời Đại cách mạng văn hóa mà chúng ta đã nói đến trong Lời nói đầu của loạt Chuyên đề này.
Đừng quy kết tất cả cho Nho gia – Một bức tranh cổ về những người đại diện cho các học thuyết khác nhau của Trung Hoa thời xưa.
Cũng từ việc gán tam cương cho Nho gia, những người phản đối Nho gia đã lấy dẫn chứng những ví dụ rất thảm khốc về việc vua giết bề tôi hay phụ nữ tự sát để giữ tròn trinh tiết trong lịch sử. Có những người chưa từng đọc Tứ thư Ngũ kinh, nhưng khi nghe những lời bình luận đó cũng cảm thấy Nho gia thật là “lạc hậu”, thật là “giáo điều”.
Vậy thì chúng ta hãy thử tìm hiểu tiếp về hai câu nói mà người ta vẫn thường bừa bãi gán cho Nho gia là:
“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”, những học giả phản đối Nho gia thường xuyên lấy câu nói trên làm luận cứ cho giáo điều “chết người”. Tuy nhiên tìm trong Tứ thư Ngũ kinh, thậm chí là nhiều học thuyết lớn của Nho gia sau này cũng không thấy luận điểm ấy.
Thực ra, câu này chính là của Thái tử Phù Tô nói khi nhận lệnh vua cha là Tần Thủy Hoàng bắt phải chết do Lý Tư ngụy tạo di chiếu. Tướng Mông Điềm đề nghị đem quân về kinh đô xem có thực là di chiếu của Tần Thủy Hoàng nhưng Thái tử Phù Tô cản lại bằng câu nói: “Quân sử thần tử ,thần bất tử bất trung; Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Chữ “sử” sau này bị người ta nhầm thành chữ “xử”, bản thân chữ “sử” có nghĩa là sai khiến. Nội điều đó đã cho thấy người phản đối Nho gia không hề truy xét rõ ràng.
Sau này câu nói trên được sử dụng rất nhiều trong các hình thức kinh kịch thời Minh Thanh của Trung Quốc. Trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân, hồi 78, Trư Bát Giới chính là đã từng nói câu này. Nhưng thực sự nguồn gốc của nó không phải là từ Nho gia, bởi vì nhà Tần chủ trương Pháp gia chứ không phải Nho gia. Thủ pháp phá hoại quen thuộc, “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Đạo quân thần trong Nho gia không phải như người ta vẫn tưởng.
Vậy đối với luận điểm này, Nho gia chủ trương thế nào?
Vua Ai công nước Lỗ hỏi Khổng Tử rằng: “Con theo mệnh cha có phải là hiếu không? Tôi theo mệnh vua có phải là trung không?”. Hỏi ba lần mà Khổng Tử không trả lời. Lúc Khổng Tử ra ngoài, Khổng Tử đem chuyện ấy nói với Tử Cống và hỏi ý Tử Cống thế nào. Tử Cống thưa: “Con theo mệnh cha là hiếu, tôi theo mệnh vua là trung, còn ngờ gì nữa?”
Khổng Tử nói: “Ngươi không biết gì. Đời xưa đấng minh quân làm vua nước vạn thặng có tránh thần bảy người thì vua không làm điều lỗi; làm vua nước thiên thặng có tránh thần năm người, thì xã tắc không nguy; làm chủ một nhà, có tránh thần ba người thì lộc vị không suy. Cha có tránh tử, thì không hãm vào điều vô lễ; kẻ sĩ có tránh hữu, thì không làm điều bất nghĩa. Cho nên con theo mệnh cha há đã là hiếu, tôi theo mệnh vua há đã là trung. Chỉ có biết xét cái đáng theo mà theo, mới gọi là hiếu, là trung vậy” (Khổng Tử gia ngữ: Tam thứ, IX).
Học giả Trần Trọng Kim bình rằng: “Xem thế làm điều hiếu, không phải cha làm thế nào cũng phải theo. Có khi cha làm điều gì trái lẽ, thì phải hết sức can ngăn, để cho cha khỏi bị những điều lầm lỗi. Nhưng chỉ cốt phải theo lễ mà can ngăn. Hiếu có hợp lễ mới thật là hiếu.” (Nho giáo, Quyển thượng – In lần thứ tư, NXB Tân Việt – Sài Gòn, trang 142-143).
Nho giáo chỉ trung với ông vua có đủ tư cách, đáng cho mình thờ; nếu không thì có thể bỏ mà thờ ông vua khác, như Khổng Tử đã bỏ vua nước Lỗ. Nghĩa quân thần trong Nho giáo có định phận rõ ràng: Vua Định công nước Lỗ hỏi Khổng Tử rằng: “Vua khiến bề tôi, bề tôi thờ vua, phải thế nào?” Khổng Tử đáp rằng: “Vua lấy lễ mà đãi bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ vua” (Luận ngữ: Bát dật).
Mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa; mối quan hệ cha con cốt ở cái tình, ấy mới là quan điểm của Nho gia vậy.
Nguyên câu “Chồng nói vợ phải theo” là “Phu xướng phụ tùy”, nguyên gốc tiếng Hán là “夫唱婦随”. Trong đó, chữ “xướng” (唱) có nghĩa là ca hát hoặc đề ra, còn chữ “tùy” (随) có nghĩa là thuận theo. Ấy vậy mà những người phản đối mặc nhiên thêm một chữ “phải” vào, làm câu nói này hoàn toàn mất đi nghĩa nguyên gốc của nó. Đây cũng không phải là một khái niệm trong Tứ thư Ngũ kinh. Tuy nhiên nếu phải bàn tới, thì “Phu xướng phụ tùy” hoàn toàn có thể mang ý nghĩa tích cực, chính là để chỉ một cảnh giới trong hôn nhân. Nó có hàm ý rằng mối quan hệ vợ chồng cốt ở sự đồng thuận. Trong đó, hợp với lẽ âm dương mà bàn thì người chồng đóng vai trò “xướng”. Điều này sẽ được bàn tới kỹ hơn trong kỳ 4 của loạt bài Giải oan cho Nho gia có tựa đề: Sự huy hoàng của nữ quyền thời Nho gia thịnh trị.
Sau khi dẫn chứng câu “Phu xướng phụ tùy” xong, những người phản đối Nho gia tiếp tục dẫn chứng những câu có lực phá hoại mạnh hơn như “chồng Chúa vợ tôi”, điều này lại càng không hề có trong kinh điển Nho học. Rồi tiến tới, người ta còn đưa ra chuyện phụ nữ ở góa, hay thậm chí tự sát vì giữ tròn trinh tiết rất thảm khốc. Những ví dụ này thực chất chẳng hề liên can gì tới Khổng Tử. Trong “Lễ ký” có ghi con dâu và cháu dâu của Khổng Tử đều tái giá. Nhưng xuyên suốt bối cảnh chung phê phán Khổng Tử, người ta bắt đầu đổ những thảm kịch lên đầu Nho gia.
Một lần nữa, chúng ta lại thấy một hình thức phá hoại Nho gia khác chính là “Phóng đại phía phụ diện của đạo lý”. Thật ra, người ta không chỉ hiểu sai ý nghĩa của “đạo phu thê” thành một cương trong “tam cương”, mà còn hiểu sai ý nghĩa của quan hệ hôn nhân thành “tam tòng”. Việc này cũng sẽ được bàn đến trong kỳ 4 của loạt bài Giải oan cho Nho gia.
Trong Luận Ngữ, thiên 12 (Nhan Uyên), câu thứ 11, Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về chính trị Khổng Tử đáp: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Trong mỗi cặp trên, chữ thứ nhất là danh từ, chữ thứ hai là động từ: Vua làm đúng việc ông vua; tôi làm đúng việc bầy tôi; cha làm đúng việc của cha; con làm đúng việc của con. Nghĩa là Vua, tôi, cha, con đều phải làm cho trọn đạo.
Mạnh Tử nói: “Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín, thử nhân chi đại luân dã. Dã tựu thị ngũ luân”. Chính là cha con có tình thân, vua tôi có cái nghĩa, vợ chồng có sự khác biệt, huynh trưởng và trẻ nhỏ có trật tự trên dưới, bạn bè thành thật tin tưởng, đây cũng chính luân thường đạo lý.
“Phu thê hữu biệt” ở đây không hề nói người chồng có quyền tuyệt đối trên người vợ. Trong gia đình, thuận lẽ âm dương, người nam phải nuôi sống gia đình, bảo hộ thê tử con cái của mình; người nữ cần nhu hòa, sinh thành và giáo dưỡng con trẻ; ai làm tốt phận người ấy. Nếu ai cũng muốn là người quyết định, ai cũng đòi phần thắng thì gia đình tự nhiên sẽ bất hòa.
Vậy nên “Phu thê hữu biệt” chính là một thỏa thuận ngầm giữa hai vợ chồng trong công việc gia đình. Nếu thực sự có mâu thuẫn, thì người phụ nữ có thể dùng cái nhu của mình để đối đãi, có thể lấy nhu mà nhẫn chịu, cũng có thể lấy nhu mà thắng cương, nhưng nhất quyết vẫn nên là người phụ nữ. Người phụ nữ có đức lớn, là bởi vì người phụ nữ có sức mạnh bên trong sự nhu thuận, có trí tuệ bên trong sự khiêm nhường.
Do vậy, Nho gia cũng bàn đến rất nhiều mối quan hệ xã hội, chứ không chỉ là quân thần, phụ tử, phu phụ như người ta vẫn tưởng. Quan niệm chân chính của Nho gia cũng không hề cực đoan như nhiều người vẫn nghĩ. Nói cách khác, Nho gia cũng có tam cương, nhưng không phải cái gọi là “Tam cương” mà người ta gán ghép.
Tựu chung lại, chúng ta có thể bình rằng: Không đề xuất “Tam cương”, nhưng lại nhận mọi loại sỉ nhục vì “Tam cương”, chỉ vậy thôi đã đủ thấy nỗi oan của Nho gia lớn nhường nào. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả!
Thế Nhật
Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.
Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.
Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.
Vào ngày 12/10/2024, sự kiện công bố các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Quân Đội, Hà Nội. Học viện Đào tạo TUM (TUM) đã vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam, khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực du học, đào tạo và di trú toàn cầu.
Ngày 12 tháng 10 năm 2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân đội, thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Vitosa Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam. Sự kiện này không chỉ tôn vinh những nỗ lực và bản lĩnh kiên cường của doanh nghiệp, mà còn ghi nhận khả năng thích ứng và chuyển đổi số mạnh mẽ trong bối cảnh đầy thách thức. Vitosa cũng được đánh giá cao về cam kết đảm bảo chính sách lao động và trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.
Chuỗi nhà hàng ở Anh, được Stephen và Juliette Wall thành lập vào năm 2005 sau khi đến Việt Nam và yêu thích món phở, đã nộp đơn xin hủy nhãn hiệu này vì vấp phải phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.
Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...