Những năm 90, Trần Lệ Nguyên chỉ là một thanh niên làm việc ở xí nghiệp chế biến thực phẩm quận I (TP HCM). Nhìn bánh kẹo từ Thái Lan và các nước khu vực tràn ngập thị trường nội địa, giá lại đắt đỏ so với túi tiền người tiêu dùng, trong anh trỗi dậy ham muốn phát triển sự nghiệp ở ngành thực phẩm.
Trần Lệ Nguyên trăn trở: "Vì sao họ làm được, còn mình lại không, trong khi mình có lợi thế sân nhà, thuận lợi trong nắm bắt thị hiếu, tâm lý khách hàng hơn?". Và anh đã thuyết phục được anh trai là Trần Kim Thành (hiện là Chủ tịch HĐQT KDC) cùng nhau dựng nghiệp riêng.
Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh Đô Trần Lệ Nguyên. Ảnh: N.L. |
Quyết tâm, đam mê nhưng vốn lại quá ít ỏi, hai anh em phải thế chấp toàn bộ nhà cửa để vay ngân hàng, cộng với vay thêm bà con để nhập máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. "Đó là một trong những quyết định liều lĩnh nhất đời tôi. Nếu thất bại thì cả 2 anh em sẽ nợ nần chồng chất, không biết bao giờ mới trả hết", vị Tổng giám đốc của Kinh Đô nhớ lại.
Trước khi khởi nghiệp, Trần Lệ Nguyên từng có nhiều năm học làm bánh thời trung học và 5 năm tại xí nghiệp chế biến thực phẩm. Thế nhưng, chàng thanh niên mới ngoài 20 tuổi phải đối mặt với nhiều thách thức mới khi khởi nghiệp.
"Những ngày đầu vận hành máy, bánh làm ra không đạt tiêu chuẩn. Tôi rất lo lắng. Từ sáng tới khuya, tôi tập trung nghiên cứu, rút kinh nghiệm dần qua từng mẻ bánh, quyết không đưa sản phẩm không đủ chất lượng ra thị trường", người điều hành Kinh Đô nhớ lại. Sau khoảng 30 ngày vận hành, những sản phẩm đầu tiên mới chính thức có mặt trên thị trường.
Nhờ giá rẻ, khẩu vị gần gũi với người Việt, sản phẩm của Kinh Đô nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận. Thời điểm đó, khẩu hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao tuyên truyền rộng rãi càng tiếp sức cho sản phẩm của Kinh Đô tung hoành ở các hội chợ tại các tỉnh thành lớn của cả nước. "Lúc đó, mọi khổ cực kể từ lúc thành lập công ty, nỗi thất vọng với những sản phẩm đầu tay không ưng ý tan biến hết. Lợi nhuận mấy năm đầu đều tăng mấy trăm phần trăm", ông Nguyên cười tươi.
Chuyển từ một công ty gia đình sang một tập đoàn đa ngành, ông chủ của Kinh Đô không ôm đồm mà sẵn sàng giao việc cho cấp dưới. Thời gian rảnh rỗi, ông đi ra ngoài khám phá, tìm hương vị, mùi vị mới lạ, tìm kiếm trang thiết bị có tính năng ưu việt để bổ sung dây chuyền sản xuất cho công ty.
Đi bất kỳ đâu, ông cũng dừng lại ở các tiệm bánh, dùng thử, mua về hoặc tìm nguyên liệu ngay tại nước đó về nước giao cho nhân viên nghiên cứu hoặc tự mình khám phá ngay trong gian bếp của gia đình. Điều này đã trở thành sở thích nhiều năm nay của vị Tổng giám đốc Kinh Đô dù công ty đã có nhóm chuyên trách.
Chính nhờ thói quen thích tự mình trải nghiệm, khám phá, chỉ cần nếm qua một loại bánh, ông có thể biết được những nguyên liệu cấu thành bên trong. Đây là kinh nghiệm mà ông đúc kết được từ hàng chục năm gắn bó với ngành thực phẩm.
Ông tâm niệm trong cuộc sống phải có tham vọng, để biến những ước mơ thành hiện thực. Ảnh: N.L. |
Hiện tại, điều làm ông băn khoăn là chưa tìm được người kế nghiệp trong việc nếm bánh, duyệt xem sản phẩm đó có đủ tiêu chuẩn để xuất xưởng hay không. "Điều này không có trường lớp nào dạy, mà cảm nhận của mỗi người cũng không giống nhau. Quan trọng nhất là nắm được khẩu vị, biết được cái nào người tiêu dùng thích", CEO Trần Lệ Nguyên chia sẻ.
Với quan niệm nội lực mạnh, doanh nghiệp mới vững, ông luôn nhắc nhở nhân viên trong kinh doanh luôn có thách thức. Nay cạnh tranh với anh A, mai sẽ xuất hiện thêm anh B, anh C, nhưng nếu nội lực vững, hệ thống bộ máy chắc sẽ không sợ đối thủ nào. Càng hội nhập càng cạnh tranh, những tập đoàn nước ngoài cũng nhiều lần có ý định liên doanh, thâu tóm, mua lại trên 50% để nắm quyền kiểm soát KDC, song ông đều khước từ.
Theo ông chủ Kinh Đô, năm 2010 là một năm khó khăn với nhiều doanh nghiệp với tỷ giá và lãi suất cùng tăng mạnh, trong khi sức tiêu thụ giảm sút do khủng hoảng kinh tế. Cũng vì thế, doanh số của KDC đạt dự kiến nhưng tăng trưởng lợi nhuận chỉ dừng ở mức như kế hoạch, chứ không vượt chỉ tiêu đề ra như 2-3 năm về trước.
Tuy nhiên, năm 2010 cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng của Kinh Đô với việc hợp nhất Công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (NKD) và Kem Kido vào KDC. Sáp nhập hoàn tất, áp lực với ông Nguyên và ban điều hành cũng tăng lên rất nhiều bởi các cổ đông cũng kỳ vọng cao ở những kết quả tốt hơn trong năm 2011.
Đối với mặt với nhiều thách thức lớn khi 3 công ty hợp nhất, Tổng giám đốc Kinh Đô tâm sự: "Cuộc sống là phải luôn có tham vọng. Bạn phải có tham vọng thì mới đạt được những hoài bão của mình". Theo ông, chỉ có sự say mê, nhiệt huyết, sáng tạo và đôi khi cũng cần phải liều lĩnh thì mới có thể biến những ước mơ (nhiều lúc táo bạo) thành hiện thực.
Một trong những giải pháp ông thường chọn để giải tỏa áp lực tâm lý sau những giờ làm việc căng thẳng là đánh golf cùng bạn bè, hát karaoke. Ngoài ra, một sở thích đặc biệt của ông là vào bếp, tự tay chế biến các món ăn đãi gia đình và bạn bè vào những ngày cuối tuần.
Ông Trần Lệ Nguyên sinh năm 1968, giữ chức Tổng giám đốc Kinh Đô từ năm 1992 đến nay, hiện là Phó chủ tịch HĐQT. Năm 2010, ông đứng vị trí 24 trong danh sách 100 người giàu trên sàn chứng khoán do VnExpress.net thống kê, tổng hợp, với giá trị tài sản bằng cổ phiếu là 754 tỷ đồng. Các mã cổ phiếu trên sàn mà ông sở hữu không chỉ có KDC mà còn có TRI, TLG. Năm 1993 Công ty TNHH Kinh Đô ra đời, kế tiếp là Công ty Kinh Đô Miền Bắc. Từ công ty gia đình, Kinh Đô chuyển sang công ty đại chúng năm 2002 và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Năm 2003, doanh nghiệp mua lại thương hiệu kem Wall của Unilever và đổi tên thành Kido’s, sau đó đầu tư vào Tribeco, Nutifood, Vinabico. KDC còn mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bất động sản với sản phẩm đầu tay là Hùng Vương Plaza. Trong chiến lược phát triển, doanh nghiệp hướng tới tập đoàn đa ngành gồm thực phẩm, địa ốc, tài chính và bán lẻ. |
Bạch Hường ghi
Ngày 24/11 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Rượu ngâm biển Vung Viêng đã vinh dự nhận được danh hiệu “Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Quốc Gia 2024” do Trung Tâm Công Nghệ Chống Hàng Giả Việt Nam trao tặng. Giải thưởng này được người tiêu dùng bình chọn và đáp ứng các tiêu chí khắt khe của Ban tổ chức, đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của Thương hiệu.
Ngọc Sơn sinh ra và lớn lên trong gia đình có 4 anh chị em. Ngoài chị gái Thu Hiền theo đuổi công việc bác sĩ, cả ba anh em trai Ngọc Sơn, Ngọc Hải và Ngọc Hà đều bén duyên với nghệ thuật. Ngọc Hà ít nổi tiếng bằng hai anh, còn Ngọc Hải thì rời showbiz khi đang ở đỉnh cao để đi theo nghiệp kinh doanh và học thuật.
Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.
Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.
Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.
Chuỗi nhà hàng ở Anh, được Stephen và Juliette Wall thành lập vào năm 2005 sau khi đến Việt Nam và yêu thích món phở, đã nộp đơn xin hủy nhãn hiệu này vì vấp phải phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.
Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...