Với đường biên giới dài 60.932 km và một lịch sử nhiều biến động, nước Nga ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về biên giới lãnh thổ. Dưới đây là những trường hợp điển hình của việc một vùng lãnh thổ, một khu tự trị hay một quốc gia độc lập trở thành một bộ phận của nước Nga.
Kalmykia – Đất nước Phật giáo hai lần xin gia nhập Nga
Kalmykia có lẽ vẫn là cái tên khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế Kalmykia khá nổi tiếng, bởi đây là nước duy nhất ở châu Âu mà đại đa số người dân theo đạo Phật. Không chỉ vậy, vùng đất Phật giáo này còn được người ta biết đến khi hai lần xin gia nhập nước Nga.
Vị trí Kalmykia (màu đỏ) trên bản đồ
Kalmykia nằm bên bờ biển Caspian, nên trong lịch sử, nó chịu sự tranh giành của các thế lực như đế chế Ottoman, Mông Cổ hay Nga Sa hoàng. Cho đến cuối thế kỷ 19, Kalmykia vẫn chỉ là một vùng đất của Phật giáo mà không chính thức thuộc về quốc gia nào.
Mọi việc chỉ được thay đổi khi người dân ở Kalmykia giúp đỡ Vladimir Lenin trong cuộc nội chiến chống lại lực lượng Bạch vệ vào năm 1919. Theo một thỏa thuận trước đó, nước Nga Xô viết đã công nhận Kalmykia là một vùng lãnh thổ tự do và do người Kalmykia tự quản lý. Tuy nhiên, với dân số quá ít, Kalmykia đã xin trở thành một phần của Liên Xô. Vào năm 1935, vùng đất này chính thức có tên Cộng hòa tự trị Kalmykia Liên Xô Xã hội Chủ nghĩa.
Một ngôi chùa ở Kalmykia
Trải qua hàng chục năm sống nương nhờ vào nhà nước Xô viết, đến năm 1991, Liên Xô tan rã, một lần nữa, người dân Kalmykia lại được trao quyền xây dựng nhà nước riêng của họ. Tuy nhiên, cũng giống như lần trước, hơn 200.000 dân ở khu vực này quyết định gia nhập Liên bang Nga vào ngày 31 tháng 3 năm 1992. Hiện nay, Kalmykia tồn tại với tư cách một nước Cộng hòa trực thuộc Nga.
Vùng đất này khá thanh bình và là địa điểm du lịch tâm linh, Phật giáo hàng đầu châu Âu.
Buryatia - Vùng đất từng thuộc về Mông Cổ
Không giống như Kalmykia, Buryatia là vùng đất có chủ từ hàng nghìn năm nay. Ít nhất cho đến thế kỷ 13, Buryatia vẫn chịu sự quản lý của các vương triều Mông Cổ. Về sau cũng có thời kỳ nhà Thanh ở Trung Quốc giành quyền cai quản khu vực này. Đến thế kỷ 17, Buryatia trở thành một phần thuộc địa của người Nga, nhưng vẫn nằm trong nhà nước Mông Cổ.
Vị trí Buryatia (màu đỏ) trên bản đồ
Sau khi Mông Cổ giành độc lập vào năm 1911, họ đã không gộp Buryatia vào lãnh thổ quốc gia. Vùng đất này chỉ được coi là vùng đệm giữa biên giới Mông Cổ và Nga trong nhiều năm liền. Chỉ đến khi Liên Xô ra đời, nhà nước này mới có ý định biến Buryatia thành một quốc gia riêng biệt.
Vào những năm 20 của thế kỷ trước, quan hệ giữa Mông Cổ và Liên Xô đặc biệt hữu nghị. Hai bên đã thống nhất thành lập ra nhà nước Cộng hòa Buryat-Mông Cổ tự trị. Năm 1923 đổi tên thành Cộng hòa Buryat-Mông Cổ tự trị Liên Xô Xã hội Chủ nghĩa và sáp nhập vào Liên Xô.
Tổng thống Putin (áo đen) trong một lần tới thăm Buryatia
Vào năm 1958, chữ “Mông Cổ” bị bỏ đi chỉ còn là Cộng hòa Buryat tự trị Liên Xô Xã hội Chủ nghĩa. Đến năm 1990, vùng đất này tuyên bố chủ quyền độc lập và tách khỏi Liên Xô. Tuy nhiên, vào năm 1992, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, người dân nơi đây lại chấp nhận trở thành một nước Cộng hòa trong Liên bang Nga lấy tên là Cộng hòa Buryatia.
Ngày nay Buryatia có quốc hội và hiến pháp riêng. Tuy nhiên, người đứng đầu nhà nước lại do Tổng thống Nga bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm.
Karelia – Một tỉnh của Phần Lan
Karelia là một trong những trường hợp đặc biệt liên quan tới lãnh thổ Nga. Bởi nó là chủ thể vẫn được công nhận trong đời sống chính trị Phần Lan. Nhưng song song với đó, Karelia lại là một nước Cộng hòa nằm trong Liên bang Nga. Đặc biệt hơn là giữa Nga và Phần Lan chưa bao giờ diễn ra những tranh chấp căng thẳng liên quan tới Karelia.
Vị trí Karelia (màu vàng) trên bản đồ
Về lịch sử, tính tới thế kỷ 13, Karelia vẫn là vùng đất chịu sự quản lý của Thụy Điển. Đến thế kỷ 18, sau khi thua trận Thụy Điển chuyển giao phần lãnh thổ này cho Nga.
Karelia và Phần Lan được gộp chung vào nhau và được coi là một phần trong Đế chế Nga. Tuy nhiên, đến năm 1917, Phần Lan tuyên bố độc lập và gộp luôn khu vực Karelia. Sự quản lý của Phần Lan với lãnh thổ này được quốc tế công nhận rộng rãi trong hàng chục năm.
Mặc dù vậy, tới thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, Phần Lan đã buộc phải để Liên Xô kiểm soát Karelia sau khi thất bại trong Chiến tranh mùa Đông vào năm 1940.
Thủ tướng Dmitry Medvedev tại Karelia
Sau khi Liên Xô tan rã, Karelia có 3 con đường lựa chọn cho sự phát triển của mình là: tách ra độc lập; trở về với Phần Lan hoặc sáp nhập vào Liên bang Nga. Cuối cùng, cuộc trưng cầu dân ý ở Karelia vào năm 1991 đã đưa tới quyết định, vùng đất này sẽ trở thành nước Cộng hòa và là một chính thể của Nga.
Về phía Phần Lan, họ vẫn tuyên bố đây là một tỉnh của mình. Tuy nhiên, Helsinki lại chưa bao giờ đề cập chính thức vấn đề tranh chấp chủ quyền với Nga.
Nam Ossetia – “Lãnh thổ” nằm ngoài nước Nga
Nam Ossetia trước kia là một tỉnh trong khu tự trị Ossetia thuộc Gruzia. Vùng đất này đã tuyên bố độc lập và tạo ra nước Cộng hòa Nam Ossetia sau cuộc xung đột Gruzia – Ossetia diễn ra vào năm 1990.
Nam Ossetia (màu tím) nằm trong Gruzia
Đến năm 1991, chính phủ Gruzia tiến hành một cuộc chiến tranh để giành lại Nam Ossetia. Các cuộc xung đột diễn ra trong năm 2004 và cuộc chiến tranh năm 2008 đều không thể giúp Gruzia chiếm được Nam Ossetia, bởi khu vực này nhận được sự trợ giúp của Nga.
Xe tăng Nga tiến vào Nam Ossetia trong cuộc chiến năm 2008
Vào năm 2006, Nam Ossetia đã tổ chức trưng cầu dân ý và quyết định trở thành một nhà nước độc lập với hơn 98% cử tri tán thành. Sau đó, vào tháng 8 năm 2009, người đứng đầu Nam Ossetia - ông Eduard Kokoity - đã tuyên bố vùng đất này sẽ gia nhập Nga. Cho đến thời điểm này, Moscow vẫn chưa công khai thừa nhận Nam Ossetia là một thành phần thuộc Nga. Tuy nhiên, về cơ bản khu vực này có đa số người nói tiếng Nga, sử dụng đồng Rúp và được Nga bảo trợ an ninh quân sự.
Trên phương diện ngoại giao, 189 trên tổng số 193 thành viên của Liên Hiệp Quốc không công nhận Nam Ossetia mà vẫn xem lãnh thổ này là một bộ phận của Gruzia. Tuy nhiên, với sự hiện diện quân sự của Nga trong nhiều năm qua, các học giả vẫn quen gọi đây là vùng lãnh thổ Nga nằm ngoài biên giới quốc gia.
Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.
Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.
Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.
Vào ngày 12/10/2024, sự kiện công bố các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Quân Đội, Hà Nội. Học viện Đào tạo TUM (TUM) đã vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam, khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực du học, đào tạo và di trú toàn cầu.
Ngày 12 tháng 10 năm 2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân đội, thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Vitosa Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam. Sự kiện này không chỉ tôn vinh những nỗ lực và bản lĩnh kiên cường của doanh nghiệp, mà còn ghi nhận khả năng thích ứng và chuyển đổi số mạnh mẽ trong bối cảnh đầy thách thức. Vitosa cũng được đánh giá cao về cam kết đảm bảo chính sách lao động và trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.
Chuỗi nhà hàng ở Anh, được Stephen và Juliette Wall thành lập vào năm 2005 sau khi đến Việt Nam và yêu thích món phở, đã nộp đơn xin hủy nhãn hiệu này vì vấp phải phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.
Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...