Ôtô made in Việt Nam: Chiều ông lớn, phá cam kết WTO?
Lượt xem: 2.314
Hỗ trợ thế nào để có thể phát triển công nghiệp ô tô mà không vi phạm cam kết các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký thực sự là bài toán khó.

Đòi hỏi nhiều hỗ trợ

Trong một cuộc họp giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản mới đây, Công ty Toyota Việt Nam đã đưa ra 5 đề xuất giúp duy trì sản xuất ô tô sau năm 2018.

Đáng chú ý trong số này là các đề xuất giảm thuế nhập khẩu cho linh kiện lắp ráp Nhật Bản từ mức 15-25% theo cam kết WTO xuống 0%; đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và Chính phủ hỗ trợ cho xe lắp ráp trong nước 50% mức chênh lệch chi phí sản xuất so với xe nhập khẩu nguyên chiếc.

Tại buổi đối thoại giữa DN ôtô với các cơ quan chức năng, do Bộ Công Thương chủ trì ngày 27/4 vừa qua, các doanh nghiệp cũng đề nghị tiếp tục được hỗ trợ để duy trì và phát triển sản xuất.

ô tô, công nghiệp, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, nguyên chiếc, ưu đãi, hỗ trợ, đề xuất, chi phí, thuế, xe, ô-tô, công-nghiệp, sản-xuất, lắp-ráp, nhập-khẩu-nguyên-chiếc, ưu-đãi, hỗ-trợ, đề-xuất, chi-phí

Thực hiện cam kết WTO, Việt Nam không được thực hiện khuyến khích ưu đãi nội địa hóa ô tô thông qua thuế (ảnh minh họa).

Tất cả các DN đều cho rằng, cần giảm thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện ô tô Việt Nam chưa sản xuất được về mức 0%, để tạo điều kiện cho DN lắp ráp, khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam giảm xuống 0% vào 2018.

Cùng với đó, xem lại cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với xe lắp ráp trong nước. Hiện xe lắp ráp trong nước bị tính thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá xuất xưởng, đã bao gồm cả lợi nhuận cả nhà sản xuất, chi phí quảng cáo,... Trong khi đó, xe nhập khẩu nguyên chiếc lại tính thuế trên giá CIF tại cảng Việt Nam, chưa có phí marketing, lợi nhuận của nhà nhập khẩu,... Cách tính này làm cho xe trong nước có chi phí cao hơn xe nhập khẩu khoảng 5%.

Một lần nữa, các DN đề xuất áp dụng cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên hóa đơn bộ linh kiện nhập khẩu. Tức là cùng áp dụng mức thuế suất như nhau, nhưng căn cứ vào hóa đơn nhập khẩu để tính.

Chẳng hạn, DN nhập khẩu xe nguyên chiếc (tức là 100% linh kiện) với giá 10.000 USD, khi chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là 45% thì chi phí sẽ cao; còn DN nào nội địa hóa được 50%, chỉ nhập 50%, khi áp 45% thuế tiêu thụ đặc biệt, chi phí sẽ thấp hơn một nửa. Như vậy, càng nội địa hóa nhiều, nhập khẩu ít thì chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ít.

“Cách làm này sẽ giúp các DN có tỷ lệ nội địa hóa cao, giảm được chi phí, tăng tính cạnh tranh mà không hề vi phạm các cam kết”, ông Hồ Mạnh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty Honda Việt Nam, cho biết.

Ngoài ra là hỗ trợ vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian dài, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, chuyển giao công nghệ,... Tất cả chính sách này đều phải duy trì và ổn định trong ít nhất 10 năm để các DN yên tâm đầu tư sản xuất.

Bài toán khó

Trong các đề xuất trên, việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện ô tô về 0%, thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu, giảm thuế thu nhập DN, ưu đãi vốn vay, hỗ trợ mặt bằng sản xuất, chuyển giao công nghệ,... có thể thực hiện được.

ô tô, công nghiệp, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, nguyên chiếc, ưu đãi, hỗ trợ, đề xuất, chi phí, thuế, xe, ô-tô, công-nghiệp, sản-xuất, lắp-ráp, nhập-khẩu-nguyên-chiếc, ưu-đãi, hỗ-trợ, đề-xuất, chi-phí

Các chính sách hỗ trợ phải duy trì và ổn định trong ít nhất 10 năm thì các DN mới yên tâm đầu tư sản xuất.

Tuy nhiên, tất cả các giải pháp trên vẫn không tạo ra lợi thế cho xe lắp ráp trong nước so với xe nhập khẩu. Theo tính toán, đến 2018, khi thuế suất thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam giảm xuống 0% thì xe nhập khẩu sẽ rẻ hơn xe lắp ráp trong nước từ 15-25%.

Chênh lệch này chỉ có thể khỏa lấp bằng các biện pháp hỗ trợ chi phí sản xuất cho DN, như Toyota Việt Nam đề xuất. Tuy nhiên, điều này là không thể vì vi phạm cam kết với WTO. Nếu muốn, phải hỗ trợ cả xe nhập khẩu nguyên chiếc mới bình đẳng. Chưa nói, hỗ trợ kéo dài tới 10 năm sẽ tốn kém khoản ngân sách lớn, nhất là tiêu thụ xe ngày càng tăng.

Nếu áp dụng phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên hóa đơn bộ linh kiện nhập khẩu, sẽ tạo ra lợi thế cho DN ô tô nào có tỷ lệ nội địa hóa cao.

Song, nhiều ý kiến cho rằng, như vậy vẫn vi phạm cam kết WTO, cụ thể là phải hủy bỏ ưu đãi nội địa hoá.

Bộ Tài chính cho hay đang xem xét phương pháp tính này. Còn các DN thì cho rằng, một loạt quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang áp dụng, họ cũng gia nhập WTO mà vẫn thực hiện.

Rõ ràng, việc hỗ trợ cho DN thế nào để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển mà không vi phạm cam kết với các hiệp định thương mại đã ký đang thực sự là bài toán khó đối với Chính phủ.

Bộ Công Thương cho biết thời gian tới sẽ có chính sách ưu đãi cho các dòng xe ưu tiên, gồm xe tải nhỏ đa dụng, xe nông dụng, xe chuyên dụng, xe khách tầm trung và xe đến 9 chỗ kích thước nhỏ, giá rẻ, tiêu thụ ít năng lượng. Các DN sản xuất những sản phẩm trên sẽ được hỗ trợ chi phí quảng cáo, xúc tiến thương mại theo chương trình thương mại quốc gia.

Ngoài ra, dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu tiên cũng sẽ được hỗ trợ nghiên cứu, phát triển từ Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ quốc gia...

Đặc biệt, chính sách hỗ trợ sẽ tập trung khuyến khích với các dự án cụ thể, có quy mô tối thiểu 100.000 xe/năm. Các dự án này có thể nhận được những ưu đãi đặc biệt giống như trong lĩnh vực điện tử hiện nay. Đây có thể là hướng đi thiết thực nhằm khuyến khích những DN có năng lực thực sự, muốn đầu tư vào sản xuất ô tô tại Việt Nam.

Trần Thủy, thương hiệu vàng hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu vàng asean, thương hiệu vàng đông nam á, thương hiệu nhãn hiệu vàng việt nam, trang vàng thương hiệu việt nam, thương hiệu sao vàng đất việt, thương hiệu vàng du lịch việt nam, thương hiệu vàng sáng tạo việt nam, thương hiệu vàng xây dựng việt nam thương hiệu vàng nội thất việt nam, thương hiệu vàng châu á, thương hiệu vàng du lịch dịch vụ việt nam

Nguồn tin : vietnamnet.vn
Theo dõi Tin tức qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:

In

Tin cùng ngày

gia công mỹ phẩm

Tin doanh nghiệp

Rượu Vung Viêng: Mỹ vị nhân gian trong lòng kỳ quan thế giới

Ngày 24/11 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Rượu ngâm biển Vung Viêng đã vinh dự nhận được danh hiệu “Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Quốc Gia 2024” do Trung Tâm Công Nghệ Chống Hàng Giả Việt Nam trao tặng. Giải thưởng này được người tiêu dùng bình chọn và đáp ứng các tiêu chí khắt khe của Ban tổ chức, đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của Thương hiệu.

Thân thế người em trai đa tài, kín tiếng của ca sĩ Ngọc Sơn

Ngọc Sơn sinh ra và lớn lên trong gia đình có 4 anh chị em. Ngoài chị gái Thu Hiền theo đuổi công việc bác sĩ, cả ba anh em trai Ngọc Sơn, Ngọc Hải và Ngọc Hà đều bén duyên với nghệ thuật. Ngọc Hà ít nổi tiếng bằng hai anh, còn Ngọc Hải thì rời showbiz khi đang ở đỉnh cao để đi theo nghiệp kinh doanh và học thuật.

Sự khác biệt giữa Tư duy hệ thống và Tư duy thiết kế

Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.

Mối Liên Hệ Giữa Kaizen và Design Thinking

Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.

Bún Ốc Bà Ngoại - Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam

Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Ô tô từ Thái Lan vọt lên dẫn đầu xe nhập khẩu về Việt Nam

Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.

'Điểm danh' 5 công nghệ an toàn hiện đại nhất trên ô tô

Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...

NHA KHOA SMILE CARE

Đồng phục phát thịnh

VÀNG BẠC PHÚ QUÝ

zenna

shoppee

GỐM SÔNG HỒNG

CỬA VINDOOR CHÂN TRANG
Khuyến mãi

Copyright © Thương hiệu vàng