Cựu chiến binh, nhà báo Nguyễn Tiến Dân luôn tìm đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn và học sinh nghèo học giỏi
Từ di ngôn của đồng đội…
Ông Nguyễn Tiến Dân (1951) sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống Cách mạng ở thôn Phú Sơn, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1964, ông gia nhập quân giải phóng hoạt động tại chiến trường Khu 5, ông bị thương năm 1972, thương binh hạng 3/4
Đất nước thống nhất, ông rời quân ngũ, ra miền Bắc học . Năm 1983, ông trở về Đà Nẵng nhận công tác ở nhiều đơn vị: Thường trú Đài Truyền hình Việt Nam, Đại diện Báo Đường sắt, Báo Cựu chiến binh… Năm 2012, ông nghỉ hưỡng lương BHXH. Hiện nay là công dân ở tổ dân phố 40, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng và làm PV thường trú Tạp chí Văn hóa & Doanh nhân Việt Nam tại miền Trung & Tây Nguyên.
Lúc còn ở chiến trường khu 5, một đồng đội của ông bị thương nặng, biết không qua khỏi đã dặn ông: “Mai này khi cuộc chiến kết thúc! Ai còn sống nếu có điều kiện hãy giúp những học sinh nghèo. Đừng để chúng không biết chữ như chúng tôi…” Vốn dĩ, đồng đội của ông ở chiến khu chẳng có cơ hội để đọc thư người thân gởi vào, bởi lẽ “họ không biết chữ”! Nỗi lòng ông quặn thắt, đau đáu từ di ngôn của bạn năm xưa vẫn mãi khôn nguôi.
Hành trình “Thắp sáng ước mơ – Cùng bạn đến trường”
Hồi tưởng lại bước đầu khởi nghiệp thiện nguyện, ông trải lòng tâm sự: “Năm 2000, tôi mới có điều kiện bắt tay vào cuộc. “Vạn sự khởi đầu nan”, lúc đầu chưa có nguồn tài trợ, tôi tìm đến khoảng 100 nhà hàng ở Đà Nẵng trình bày mục đích nhằm vận động chủ quán bán vỏ lon bia, nước ngọt để mua sách vở cho học sinh nghèo. Họ đồng tình ủng hộ tạo nên một khoản đáng kể. Tôi dùng hết tiền trợ cấp thương binh, một phần tiền quảng cáo từ các hợp đồng thông tin truyền thông, tiền trợ cấp ngày Lễ Tết, tiền 30 – 40 năm tuổi Đảng, tiền nhuận bút góp vào làm từ thiện. Mấy chục ngàn nhận được trong mỗi lần đi họp Đảng bộ phường tôi đều góp vào quỹ thiện tâm này!”.
Cuộc sống của ông cũng chẳng khấm khá gì. Nhưng nhiều năm qua, ông không quản ngại gian nan, lặn lội dặm trường khắp một dải miền Trung tìm đến những mái trường còn nhiều khó khăn… Ông đến với những học sinh nghèo vùng sâu, vừng căn cứ kháng chiến một buổi tới trường, một buổi theo cha mẹ lên nương kiếm sống… Ông mang đến những cuốn vở, những chiếc áo ấm che thân cho các cháu khi mùa Đông về, góp phần vào bữa cơm đạm bạc để các cháu tiếp bước hành trình tìm con chữ “đầy mồ hôi lẫn nước mắt”.
Những năm kế tiếp, bằng vào sự quảng giao và uy tín của mình; nhiều cá nhân, tổ chức tìm đến đồng hành với ông. Những năm sau này, có năm số tiền ủng hộ lên đến con số 1,4 tỷ đồng, ông cho biết bình quân mỗi năm chi ra khoảng trên 500 triệu đồng. Hàng ngàn phần quà đã được trao cho học sinh nghèo từ Hà Tĩnh trở vào Quảng Ngãi lên đến Kontum … Trọng điểm là các trường vùng cao, vùng kháng chiến ở miền Trung có địa hình cách trở, học sinh thiếu thốn nhiều bề... Và hằng năm ông cũng đã trao tặng 1.000 tập vở cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở phường Thanh Khê Đông.
Ông lần giở tập tài liệu lấy ra bức thư bày tỏ lòng tri ân của cháu Phạm Thị Thu Thảo (cựu học sinh trường THPT Thái Phiên – Tp Đà Nẵng) là học sinh nghèo mồ côi mẹ được ông cưu mang giúp tiền ăn học từ những năm đầu cấp 3 đến khi tốt nghiệp Cao đẳng. Một điều đáng ngạc nhiên là cháu Thảo chưa một lần được diện kiến ân nhân của mình, ông mĩm cười đôn hậu nói: “Thi ân bất cầu báo!”. Hành xử của ông không kém phần tinh tế, ông quan niệm “của cho không bằng cách cho”. Bởi thế, mỗi khi đến điểm trường ông thường dặn với Thầy - Cô giáo là đừng trao quà trước toàn trường mà hãy tặng riêng cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn. Chủ ý của ông là để cho các cháu tuổi mới lớn khỏi mang mặc cảm tự ti với bạn bè đồng trang lứa.
Đồng hành với ông trong mỗi chuyến đi có sinh viên tình nguyện, ông căn dặn các bạn trẻ: “Mình đến giúp người thì không nên nhận món quà “trả nghĩa” nào cả. Một tấm lòng thiện nguyện là đầy đủ ý vị!”. Chặng đường hành thiện của ông cũng chẳng suôn sẻ gì! Có những chuyến đi đầy kỷ niệm, gặp trời mưa đường trơn, xe không đi được nữa, ông cùng các Thầy – Cô giáo, tình nguyện viên và học sinh phải nai lưng cõng hàng lội bộ. Khó khăn là thế! Nhưng ông vẫn đi và đi… đến những nơi cần đến! Tiền và phẩm vật của nhiều người góp tài trợ đều được ông công khai trên Facebook hoặc thông qua thư cảm ơn của nhà trường gửi đến cho từng người để thông báo. Song song với công tác thiện nguyện, ông còn kiêm nhiệm chức năng Đại diện Tư vấn & Trợ giúp Pháp lý cho gia đình Liệt sĩ (Marin) nhằm kết nối thông tin để tìm kiếm hài cốt Liệt sĩ. Điều ít người biết là ông còn phụng dưỡng người chị ruột trên 80 tuổi bị tai biến, không chồng con từ nhiều năm nay!
Nhiều năm ông đảm nhận “chiếc ghế” Phó Chủ tịch Hội Khuyến học, Chủ tịch Hội cha mẹ học sinh trường THPT Thái Phiên. Ông phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh cá biệt, cùng Thầy Cô tìm đến nhà học sinh khó khăn nhằm động viên các cháu tiếp tục đến lớp. Ghi nhận sự đóng góp của ông, Bộ GD & ĐT đã tặng ông Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, Hội Khuyến học VN tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khuyến học”. Năm 2016, Đảng ủy phường Thanh Khê Đông, Quận ủy Thanh Khê tặng ông Giấy khen trong đợt tổng kết “Học tập và làm theo tấm gương Đạo đức HCM”, Thành ủy Đà Nẵng tặng Bằng khen về tấm gương tiêu biểu “Học tập và làm theo tấm gương Đạo đức HCM giai đoạn 2010 - 2015”.
Đầu năm 2017 Tết Đinh Dậu đã cận kề, khi được truy nhận Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng với số tiền 3.030.000 đồng, ông đã dành trọn số tiền tặng cho người nghèo ở phường Thanh Khê Đông, quận Thanh khê Đà Nẵng. Không chỉ giúp cho học sinh nghèo trong đầu tháng 4/2017 biết tin ông Đỗ Văn Phẩm ( 75 tuổi) một thương phế binh cụt tay và chân, bị bệnh hiểm nghèo ở thôn Ninh Khánh, xã Quế Ninh, huyện Nông Sơn ( Quảng Nam ) với tấm lòng đầy ắp tình người, ông đã bày tỏ với người thương phế binh rằng “ Tôi trao anh chút quà này, đây là tiền trợ cấp thương bình hàng tháng của tôi giúp anh và gia đình. Mong anh vượt qua bệnh tật, sống vui, sống khoẻ những ngày tháng còn lại..”
Một điều làm chúng tôi xúc động: Nghĩa cử cao đẹp của ông Nguyễn Tiến Dân đong đầy tính nhân văn của một công dân, một đảng viên, một CCB và thương binh ông đã thành tâm hiến dâng thi hài cho khoa học khi trái tim ngừng đập . Được khoa ý Dược - Đại học Đà Nẵng làm các thủ tục tiếp nhận thi hài khi qua đời. Ông quan niệm: Sống là cho đi, chết là hiến dâng cho khoa học cho đời để cứu người,. Ông bày tổ: “Tôi muốn hiến xác thân cuối cùng của mình cho y học. Tôi biết mình chẳng thể mang theo được gì. Thôi còn lại xác phòm có thể giúp ích cho đời”.
Thời tiết miền Trung đã sang hè cháy bỏng, nhưng dường như vẫn chưa nóng bằng trái tim rực lửa yêu thương của ông dành cho học sinh nghèo nơi rẻo cao! Ông trút cạn nỗi lòng: “Tôi không quên di ngôn đồng đội trước phút lâm chung. Tôi chỉ làm thay bạn tôi, mong sao các cháu đều được đi học!”.
Mấy mươi năm qua, di ngôn của đồng đội tuy “khẩu thuyết vô bằng”. Nhưng, đối với ông đó là một dấu ấn không thể nào quên như một vết cắt hằn sâu vào tâm tưởng. Và đó cũng chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy ông đến… những nơi cần đến! Ngày mai 4/5, ông lại chuẩn bị hành trang đến với các em học sinh thôn 3, xã Trà Mai ,huyện nam Trà My Quảng Nam... chúc ông có chuyến đi an toàn.
Bài & Ảnh: Lê Tất Sử.
Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.
Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.
Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.
Vào ngày 12/10/2024, sự kiện công bố các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Quân Đội, Hà Nội. Học viện Đào tạo TUM (TUM) đã vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam, khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực du học, đào tạo và di trú toàn cầu.
Ngày 12 tháng 10 năm 2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân đội, thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Vitosa Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam. Sự kiện này không chỉ tôn vinh những nỗ lực và bản lĩnh kiên cường của doanh nghiệp, mà còn ghi nhận khả năng thích ứng và chuyển đổi số mạnh mẽ trong bối cảnh đầy thách thức. Vitosa cũng được đánh giá cao về cam kết đảm bảo chính sách lao động và trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.
Chuỗi nhà hàng ở Anh, được Stephen và Juliette Wall thành lập vào năm 2005 sau khi đến Việt Nam và yêu thích món phở, đã nộp đơn xin hủy nhãn hiệu này vì vấp phải phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.
Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...