1. Doanh nghiệp không thực sự rõ ý nghĩa của việc “chuyển đổi số”
Mỗi doanh nghiệp là một cá thể khác biệt, và định nghĩa “chuyển đổi số” cũng mang nhiều nghĩa khác nhau đối với mỗi người.
Đó có thể là quá trình tự động hoá; mô hình làm việc từ xa; công nghệ, website, mô hình kinh doanh mới; hay việc sử dụng robot thay thế con người...
Do đó, nếu không thống nhất về định nghĩa, doanh nghiệp sẽ không thể đo lường được mức độ thành công hay thất bại khi chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh của họ. Một khảo sát năm 2017 của Wipro Digital, agency marketing toàn cầu chia sẻ rằng 35% cuộc chuyển đổi số thất bại vì thiếu chiến lược cụ thể.
Thế nên, điều cần làm là thống nhất định nghĩa chuyển đổi số để tạo ra lộ trình chuyển đổi, và đi kèm là cách đo lường.
2. Quản lý cấp cao không chứng minh cam kết của họ
Sự chuyển đổi nên đến từ bên trên. Giám đốc điều hành, ban lãnh đạo và quản lý cấp cao cần phải đào sâu quy trình, chủ động thể hiện cam kết của họ đối với những thay đổi trong doanh nghiệp. Họ cần trở thành “tấm gương” tiêu biểu cho đội ngũ nhân sự trong cách suy nghĩ, hành động để quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp suôn sẻ, các quy trình làm việc mới trở thành hiện thực. Nếu không, sẽ không ai coi trọng việc chuyển đổi số, và chúng chỉ được coi như “sáng kiến”, chứ không thể nào thành công.
3. Sự chống đối từ nội bộ
Năm 1989, hai nhân viên của Kodak là ông Steven Sasson và ông Robert Hill tạo ra dòng camera DLSR đầu tiên. Nhưng đội ngũ marketing của Kodak đã không đưa sản phẩm này ra thị trường, vì sợ đe doạ đến việc kinh doanh “máy ảnh phim” – thế mạnh của công ty. Họ không biết rằng, sản phẩm này có thể mang tính đột phá về mặt công nghệ, thậm chí dẫn đầu thời kì “digital age” trong tương lai. Tuy nhiên, sự việc này cũng thể hiện sự mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp, đó là: Nên thay đổi tư duy tổ chức hay mô hình kinh doanh để làm mới mình.
Nên thay đổi tư duy tổ chức hay mô hình kinh doanh để làm mới mình?
Ví dụ của Kodak cũng cho thấy những doanh nghiệp “bảo thủ” sẽ tự đưa họ vào vùng nguy hiểm trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Điều này đặt ra lời khuyên cho doanh nghiệp truyền thống đó là: Tìm ra cách để thử nghiệm, tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới nhưng vẫn đảm bảo tối thiểu rủi ro.
4. Doanh nghiệp không đủ chuyên môn để chuyển đổi số
Trong đa phần doanh nghiệp lớn, nhân sự dành phần lớn thời gian để giải quyết các công việc hàng ngày. Vì thế, yêu cầu họ đảm nhận thêm một dự án dài hơi, cụ thể là một dự án chuyển đổi số thì khả năng thất bại là rất cao. Do đó, cần phải có chiến lược gia, nhà sáng tạo, chuyên gia công nghệ hợp tác cùng với đội ngũ in-house của công ty để tạo ra một cuộc chuyển đổi số thành công.
Lợi thế lớn nhất mà đối tác bên ngoài mang đến là sự khách quan. Họ có thể đưa ra được những sáng kiến và ưu tiên chuyển đổi có tác động lớn nhất và luôn sẵn sàng hỗ trợ, mà không “dựng lên” quá nhiều rào cản.
5. Công nghệ thay đổi, nhưng văn hoá doanh nghiệp thì “bất động”
Quan tâm đến công nghệ là điều đáng khen ngợi. Nhưng người sử dụng công nghệ lại là người quyết định thành công hay thất bại.
Một cuộc chuyển đổi số “đúng” phải sở hữu những thay đổi về mặt tư duy, đảm bảo nhân viên ở mọi cấp độ cảm nhận sự tích cực với việc thay đổi.
Khoan hãy xét đến thành công, một cuộc chuyển đổi số “đúng” phải sở hữu những thay đổi về mặt tư duy, đảm bảo nhân viên ở mọi cấp độ cảm nhận sự tích cực với việc thay đổi. Họ cần hiểu rằng công nghệ sẽ giúp ích cho công việc của họ, và điều đó đóng vai trò quan trọng cho những thành công trong tương lai của doanh nghiệp. Nếu không có một chương trình cải tổ mạnh mẽ để đảm bảo các phòng ban của doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích của chuyển đổi số và quyền sở hữu đối với quy trình, doanh nghiệp chắc chắn thất bại.
6. Công nghệ mới chưa được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ có sẵn để đảm bảo tốc độ và chi phí. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc đến việc điều chỉnh công nghệ phù hợp với cách vận hành. Nếu không làm được điều này, thì khi triển khai, nhân viên sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng và khó có thể tạo ra được thành tựu như mong đợi. Thậm chí, trường hợp xấu nhất sẽ là: Dù chi phí bỏ ra cực kỳ cao, nhưng, doanh nghiệp vẫn phải thay thế bằng một công nghệ khác trong tương lai gần.
7. Bỏ qua chuyển đổi trải nghiệm khách hàng
Chuyển đổi số nên bao gồm việc tự động hoá quy trình, mang đến công nghệ mới, thúc đẩy hiệu suất và cắt giảm chi phí. Ngoài ra không thể không kể đến việc cải thiện trải nghiệm cho khách hàng.
Nếu sự chuyển đổi không đem đến tác động tích cực cho khách hàng, thì có lẽ doanh nghiệp đang mất dần thị phần vào tay đối thủ.
8. Các trải nghiệm số chưa được thử nghiệm đúng cách trên người dùng
Công nghệ số cung cấp nhiều lợi ích mới, và nghe rất hấp dẫn. Doanh nghiệp có thể có hàng chục, hàng trăm ý tưởng sau cuộc thảo luận, nhưng các ý tưởng này nên được thử nghiệm trên trải nghiệm thực tế của người dùng.
Quy trình linh hoạt và liên tục phản hồi giúp đội ngũ thực thi cải tiến trải nghiệm cho đến khi sản phẩm và dịch vụ trở nên dễ sử dụng và hiệu quả nhất có thể. Nếu chỉ vì muốn nâng cấp để chạy theo công nghệ hiện đại, thì cuộc chuyển đổi số ấy sẽ không đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp hay trải nghiệm của khách hàng trong tương lai.
9. Không nhận ra được năng lực dữ liệu
Những công ty công nghệ lớn và những doanh nghiệp mới thường có một lợi thế đặc biệt so với các doanh nghiệp truyền thống. Về mặt tổ chức, họ đã thiết lập hệ thống để có thể tận dụng từng dữ liệu khách hàng nhỏ nhất.
Thay đổi cấu trúc, hệ thống và cải thiện luồng giao tiếp là thách thức to lớn đối với doanh nghiệp.
Khác với họ, đa phần các doanh nghiệp truyền thống thiếu sự liên kết giữa các phòng ban, do đó, sẽ không thể kết hợp dữ liệu khách hàng với nhau để tạo ra kết quả có ý nghĩa. Thay đổi cấu trúc, hệ thống và cải thiện luồng giao tiếp là thách thức to lớn đối với doanh nghiệp, nhưng cần vượt qua để có thể cạnh tranh với các công ty kỹ thuật số thuộc thế hệ mới.
10. Chưa có kế hoạch dự trù sau khi chuyên gia rời đi
Khi chuyển đổi số, không phải chỉ làm việc với đội ngũ chuyên gia thuê ngoài ở đầu quá trình thì được gọi là thành công. Chuyển đổi số nên là thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, với việc thay đổi tư duy liên tục, linh hoạt và phát triển cùng với nhu cầu của khách hàng, đồng thời tận dụng nhiều cơ hội do công nghệ mới mang lại. Việc đào tạo kỹ năng, cũng như đưa ra phương pháp mới để đo lường sự chuyển đổi là điều cần phải duy trì.
Doanh nghiệp chỉ thành công khi các chuyên gia rời đi, đội ngũ nội bộ vẫn có đầy đủ năng lực để duy trì mô hình chuyển đổi số mới.
Trên đây là một vài lý do phổ biến khiến quá trình chuyển đổi số thất bại. Các doanh nghiệp và tổ chức có thể tham khảo, học hỏi, và rút kinh nghiệm cho quá trình chuyển đổi số của mình.
Theo Hạnh Bạch / Brands Vietnam
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Đồng Nai, Đoàn Khải Định là minh chứng sống động cho tinh thần kiên trì và nỗ lực không ngừng để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Tuy xuất thân từ khó khăn, anh luôn giữ vững ý chí tự lực và tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân trong lĩnh vực tài chính và bất động sản.
Amway Việt Nam - thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe chính thức công bố chiến lược "Sống khỏe mạnh, sống hạnh phúc" tại sự kiện Amway Expo 2025. Với những bước đi chiến lược, Amway tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chủ động, đồng thời lan tỏa cảm hứng sống tích cực đến cộng đồng, hướng đến một tương lai bền vững hơn.
Ngày 19/01/2024, tại Nhà hát Quân Đội - Thành phố Hà Nội, Thương hiệu Bánh Đa Cua Hiền đã vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 Tinh Hoa Ẩm Thực Việt do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học và Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia trao tặng. Giải thưởng này không chỉ là minh chứng cho sự yêu mến và tin tưởng của khách hàng mà còn khẳng định chất lượng vượt trội. Đây là một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của thương hiệu.
Hành trình đưa địa danh Việt Nam vào từng que kem
Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Phát triển Phúc Thịnh, với thương hiệu Yến Sào QiQi Yến, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường yến sào Việt Nam bằng những bước tiến vượt bậc. Gần đây, công ty đã đạt giải thưởng danh giá TOP 10 Thương Hiệu Uy Tín Quốc Gia trong lễ biểu dương tổ chức tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến các sản phẩm chất lượng cao, phục vụ sức khỏe cộng đồng.
Vào 17/2/2025 vừa qua, tại Ada, Michigan, Mỹ tập đoàn Amway – Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn khỏe mạnh hơn - công bố hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Hai bên chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tại trụ sở Tập đoàn Amway (Michigan, Mỹ). Sự kiện này đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu dinh dưỡng, thúc đẩy trao đổi chuyên môn và tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.
Vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ Công Bố “Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2023”, là một sự kiện đánh dấu những nỗ lực đóng góp của doanh nghiệp, thương hiệu uy tín, chất lượng cao trên thị trường. ...