Lợi thế từ CSR
Nghiên cứu mới đây của Ethical Corporation (Anh) cho thấy, có 90% DN ở châu Á cho rằng CSR ngày càng trở nên quan trọng trong việc kinh doanh của DN. Con số này tại châu Âu là 85%, Bắc Mỹ là 88%.
Điều lý thú là hầu hết người lao động, đặc biệt là những nhân viên thuộc thế hệ 8X có xu hướng thích làm việc ở những công ty có chương trình cộng đồng, có tổ chức nhiều chuyến công tác xã hội hơn.
Báo cáo về cam kết phát triển bền vững của Nielsen toàn cầu công bố vào giữa tháng 10/2015 đưa ra kết quả chi tiết hơn về vấn đề này. Có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sắm các sản phẩm, dịch vụ có cam kết về phát triển bền vững. Đây cũng là xu hướng chung của các quốc gia khác trong khu vực như Philippines (83%), Thái Lan (79%), Indonesia (78%).
Khi nói đến mục đích mua hàng thì cam kết có trách nhiệm với môi trường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của 62% người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, các cam kết trách nhiệm với các giá trị xã hội khác và cộng đồng nơi khách hàng sinh sống cũng là các yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng Việt (61%).
Năm 2014, có đến 65% doanh số của hàng tiêu dùng trên toàn cầu đến từ các nhãn hàng có chiến lược tiếp thị truyền tải thông điệp về các giá trị xã hội, môi trường.
Hiện nay, CSR đang được xem là "giấy thông hành" cho DN trong hoạt động xuất khẩu. Ở nhiều quốc gia phát triển, khi nhập khẩu hàng hóa thường đưa ra các tiêu chuẩn về "sản xuất sạch", quá trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường, không sử dụng lao động trẻ em...
CSR mang lại lợi thế cho DN nhưng dường như vẫn có sự nhìn nhận chưa đúng về hoạt động này. DN Việt Nam vẫn còn nhầm lẫn giữa làm từ thiện và CSR. Trách nhiệm xã hội của DN thể hiện ở giá trị DN mang tới cho cộng đồng chứ không chỉ là làm từ thiện (trao học bổng, trao nhà tình thương, cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai...).
Chia sẻ tại Chương trình Quản trị kinh doanh thời hội nhập do LBC và GIBC tổ chức giữa tháng 8/2016, bà Dana Doan - sáng lập viên và cố vấn chiến lược của Lin Group cho rằng, CSR là hoạt động tự nguyện có tầm nhìn về phát triển bền vững, kết hợp trách nhiệm xã hội và khả năng cạnh tranh.
Chia sẻ với độc giả Doanh Nhân Sài Gòn vào cuối năm 2015, bà Trương Thanh Thanh - Giám đốc CSR của FPT cũng cho rằng, trách nhiệm xã hội của DN là một chuỗi các hoạt động nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa việc tạo ra lợi nhuận với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và của cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Điều này phải hài hòa về kinh tế - xã hội - môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại tới khả năng phát triển kinh tế, xã hội cũng như không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai. Như vậy, nếu làm tốt các hoạt động CSR, DN đã đảm bảo cho sự phát triển của chính mình và sự phát triển bền vững của xã hội.
Những thành công bước đầu
Cũng theo bà Trương Thanh Thanh, một DN không thể phát triển bền vững nếu cộng đồng sống xung quanh DN ấy kém phát triển. Đây cũng là lý do để FPT xây dựng chiến lược CSR chú trọng vào ba yếu tố: lợi nhuận, cộng đồng và môi trường.
FPT đã thực hiện CSR từ những việc rất nhỏ như chăm lo đời sống văn hóa cho nhân viên Công ty, hỗ trợ việc học hành cho con cái họ, thực hiện các hoạt động thiện nguyện như xây cầu, hiến máu... Khi đã phát triển lớn hơn, FPT lấy giá trị cốt lõi là công nghệ để hỗ trợ xã hội, giáo dục, văn hóa, giao thông...
Nhưng bà Thanh thừa nhận, không phải ngay từ đầu FPT đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của CSR. Sau nhiều năm rút kinh nghiệm từ các hoạt động thiện nguyện và hỗ trợ xã hội, lãnh đạo Công ty mới nghiệm ra "các hoạt động thiện nguyện chỉ mang tính hỗ trợ, cứu trợ khẩn cấp và đây chỉ là một phần của CSR. DN sẽ không phát triển được nếu hoạt động trong một xã hội không phát triển".
Nhờ nhận thức này và sự đầu tư bài bản vào CSR, mà thương hiệu FPT không chỉ được khách hàng trong nước đánh giá cao mà cả khách hàng quốc tế cũng yêu thích. Doanh thu lớn nhất của FPT đến từ lĩnh vực xuất khẩu phần mềm và vẫn liên tục tăng trưởng. Trong 7 tháng đầu năm 2016, lĩnh vực này ghi nhận tăng trưởng đến 34% so với cùng kỳ năm 2015.
Tương tự, Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (BVL) giờ là Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam (Heineken Việt Nam) là một điển hình thành công trong CSR.
Từ nhiều năm trước, Heineken Việt Nam đã đưa ra tầm nhìn chiến lược cho các hoạt động CSR gồm giảm tác động của quá trình sản xuất đối với môi trường thông qua chương trình nhà máy bia "xanh" và DN "xanh", tổ chức các chương trình từ thiện hỗ trợ cộng đồng đồng thời với các hoạt động nhằm giáo dục người tiêu dùng uống có trách nhiệm.
Với chiến lược phát triển bền vững "Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn", từ nhiều năm qua, Heineken Việt Nam đã đầu tư đổi mới thiết bị, xây dựng văn hóa tiết kiệm nước và điện trong sản xuất. Từ mức sử dụng 6 lít nước/1 lít bia vào những năm đầu thành lập, đến nay đã giảm xuống còn 3 lít nước/1 lít bia.
Công ty cũng đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại cho 4 nhà máy với tổng kinh phí hơn 200 tỷ đồng nhằm đảm bảo nước thải ra môi trường luôn đạt chuẩn quy định. Công ty còn tổ chức nhiều chương trình hành động kêu gọi tiết kiệm nước, hỗ trợ các tài năng trẻ trong lĩnh vực môi trường đồng thời với việc bảo trợ các viện dưỡng lão, viện mồ côi, giúp đỡ các nạn nhân lũ lụt, thiên tai...
MINH HÀO
Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.
Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.
Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.
Vào ngày 12/10/2024, sự kiện công bố các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Quân Đội, Hà Nội. Học viện Đào tạo TUM (TUM) đã vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam, khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực du học, đào tạo và di trú toàn cầu.
Ngày 12 tháng 10 năm 2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân đội, thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Vitosa Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam. Sự kiện này không chỉ tôn vinh những nỗ lực và bản lĩnh kiên cường của doanh nghiệp, mà còn ghi nhận khả năng thích ứng và chuyển đổi số mạnh mẽ trong bối cảnh đầy thách thức. Vitosa cũng được đánh giá cao về cam kết đảm bảo chính sách lao động và trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.
Chuỗi nhà hàng ở Anh, được Stephen và Juliette Wall thành lập vào năm 2005 sau khi đến Việt Nam và yêu thích món phở, đã nộp đơn xin hủy nhãn hiệu này vì vấp phải phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.
Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...