Sri Lanka vỡ nợ vì đâu?
Lượt xem: 906
Ngày 12-4, Ngân hàng Trung ương Sri Lanka tuyên bố "không thể" trả các khoản nợ nước ngoài do phải để dành nguồn ngoại tệ đang suy kiệt "nhập khẩu các hàng hóa thiết yếu".
Người dân Sri Lanka biểu tình đòi tổng thống từ chức - Ảnh: AFP
 
Người dân Sri Lanka biểu tình đòi tổng thống từ chức - Ảnh: AFP
 
Tuyên bố này đồng nghĩa với việc Colombo không còn khả năng trả các khoản nợ nước ngoài tổng cộng đã lên tới 51 tỉ USD, ở một quốc gia mà GDP năm 2021 chỉ là 81 tỉ USD.
 
Khoản vay IMF thứ 17
 
Theo Reuters, dự trữ ngoại hối của đảo quốc này đã giảm hơn 2/3 trong hai năm qua, trong khi những khoản cắt giảm thuế và đại dịch COVID-19 tác động mạnh lên nền kinh tế vốn dựa vào du lịch, khiến nhà nước phải dựa quá nhiều vào vay nợ để chi tiêu. Hơn một tháng qua, biểu tình đã nổ ra trên toàn quốc vì thiếu nhiên liệu, mất điện, không đủ lương thực và thuốc men.
 
"Chúng tôi phải tập trung vào các hàng hóa nhập khẩu thiết yếu và không thể lo trả nợ nước ngoài lúc này", Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sri Lanka
 
P.Nandalal Weerasinghe nói trong họp báo. Ông Weerasinghe cũng cho biết Sri Lanka sẽ chưa trả nợ cho tới khi đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ và nhận được câu trả lời về một khoản vay cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - mà nếu được duyệt sẽ là khoản vay IMF thứ 17 của Sri Lanka trong lịch sử đất nước.
 
Việc thương thuyết về các khoản vay khẩn cấp giữa Colombo và các chủ nợ chính thức bắt đầu vào ngày 11-4. Nghĩa vụ nợ nước ngoài của Sri Lanka trong năm nay là khoảng 7 tỉ USD, bao gồm 1 tỉ USD trái phiếu chính phủ phát hành quốc tế sẽ đáo hạn vào tháng 7. "Đây đã là một vụ vỡ nợ và là không thể tránh khỏi" - ông Murtaza Jafferjee, giám đốc điều hành Hãng môi giới Sri Lanka J.B Securities, nói với Reuters.
 
Ông Timothy Ash, chiến lược gia cấp cao về các thị trường mới nổi của Hãng tài chính Anh BlueBay Asset Management, cho rằng "điều duy nhất đáng ngạc nhiên ở đây là chính quyền Colombo tới giờ mới chấp nhận thực tế. Việc tuyên bố ngừng trả nợ cho tới khi họ đạt được thỏa thuận với IMF và những chủ nợ là hợp lý". Trong khi đó, ông Weerasinghe hy vọng mọi việc sẽ được dàn xếp "với thiện chí", đồng thời nhấn mạnh đất nước 23 triệu dân này chưa từng vỡ nợ.
 
Sai lầm nối tiếp sai lầm
 
Thật vậy, đây là lần đầu tiên Sri Lanka không thể trả nợ nước ngoài từ khi độc lập vào năm 1948. Động thái của chính quyền Colombo cũng đã được các thị trường quốc tế lường trước nhiều tháng qua với tình hình khó khăn trong nước. Hàng chục nghìn người biểu tình đầy giận dữ vẫn đang xuống đường đòi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức.
 
Gia tộc Rajapaska đã nắm quyền lãnh đạo đất nước gần suốt một thập niên qua - đứng đầu là ông Gotabaya và anh trai ông là Thủ tướng Mahinda Rajapaksa. Hiện họ vẫn khẳng định sẽ không từ chức và dự kiến sẽ đứng ra thương lượng gói cứu trợ với IMF trong cuộc gặp ở Washington vào tuần sau. Trước đó, chính IMF khuyến cáo Sri Lanka thương lượng với các chủ nợ - chủ yếu là Ngân hàng Phát triển châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc và các hãng tư nhân như BlackRock - để xin tạm dừng trả nợ cho đến khi đất nước ổn định lại.
 
Với nền kinh tế chủ yếu dựa vào dịch vụ (59,2% GDP - bao gồm du lịch, khai thác cảng biển, dịch vụ công nghệ thông tin...), mảng sản xuất vật chất khá khiêm tốn(nông nghiệp chỉ chiếm 7,4% và công nghiệp chế tạo 27,4%), Sri Lanka lâm vào khủng hoảng kinh tế khi giá cả nhiều mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh và lạm phát vọt lên mức cao nhất lịch sử 17,5% vào tháng 3-2022. Giá gạo, chẳng hạn, đã tăng lên 500 rupee Sri Lanka (1,53 USD) một ký so với bình thường chỉ 80 rupee.
 
Dù khá phát triển nhưng lĩnh vực nông nghiệp của Sri Lanka chủ yếu tập trung vào các cây trồng xuất khẩu như trà, cà phê, cao su và gia vị. Tháng 4-2021, chính quyền Rajapaksa phạm một sai lầm chết người nữa. Nhằm ngăn nguồn ngoại hối chảy ra nước ngoài, một lệnh cấm trắng nhập khẩu phân bón được ban bố. Sri Lanka tuyên bố họ sẽ trở thành nước canh tác nông nghiệp hữu cơ 100%. Chính sách này thất bại hoàn toàn và bị hủy bỏ vào tháng 11-2021, nhưng hậu quả là sự suy giảm sản lượng nông nghiệp chưa từng thấy, dẫn tới nhu cầu nhập khẩu lại càng lớn hơn.
 
Một yếu tố quan trọng khác là mối quan hệ kinh tế của Sri Lanka với Trung Quốc. Những khoản nợ không thể trả liên quan tới các khoản vay từ Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án cảng Hambantota, cảng lớn thứ hai đất nước sau Colombo, được coi là một nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng nợ Trung Quốc chỉ chiếm 10% tổng nợ nước ngoài của Sri Lanka năm 2020, vẫn còn kém so với Nhật Bản (11%) và nợ do phát hành trái phiếu chính phủ ra quốc tế (30%).

Cho Trung Quốc thuê cảng biển 99 năm

Việc xây dựng cảng Hambantota bắt đầu từ năm 2008 nhờ nguồn tài chính của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Khai trương năm 2010, cảng này thua lỗ triền miên, dẫn tới việc chính quyền Sri Lanka quyết định cho Tập đoàn Chiêu thương cục Trung Quốc thuê luôn cảng trong 99 năm với khoản phí 1,12 tỉ USD.

 

Nguồn tin :
Theo dõi Tin tức qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:

In

Các tin khác

Mới cập nhật

Tin cùng ngày

gia công mỹ phẩm

Tin doanh nghiệp

Takao Bình Định Phát Triển Thần Tốc Nhờ Công Nghệ & Tầm Nhìn

Trong khuôn khổ công bố Top 10 The Best of Vietnam 2025, Công ty Cổ phần Takao Bình Định đã vinh dự được xướng tên là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu nhất trong lĩnh vực vật liệu xây dựng (VLXD) cao cấp tại Việt Nam. Đây không chỉ là thành quả của hơn hai năm hoạt động đầy nỗ lực và quyết liệt, mà còn là minh chứng thuyết phục cho chiến lược phát triển bài bản, đầu tư công nghệ hiện đại và cam kết mang đến sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong nước và quốc tế.

Cập nhật địa chỉ mới: Công ty Cổ phần Tôn Pomina giữ vững vị thế - vững bước phát triển

Ngày 01/07/2025, Công ty Cổ phần Tôn Pomina chính thức điều chỉnh tên gọi hành chính địa chỉ công ty theo Nghị quyết 202/2025/QH15 của Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam điều chỉnh địa giới hành chính cấp thành phố của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Công văn hướng dẫn số 4370 của Bộ Tài chính.

Tình yêu Phú Yên của Lê Hằng: Khi đặc sản hoà quyện cùng vẻ đẹp non nước

Phú Yên, mảnh đất “hoa vàng trên cỏ xanh” không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp non nước hữu tình mà còn là nơi ươm mầm cho những khát vọng, những hoài bão lớn lao. Ở vùng đất này, có nữ doanh nhân trẻ đầy năng lượng và tâm huyết: chị Lê Hằng – Người đẹp thân thiện Hoa hậu Doanh nhân Trái đất, chủ nhân của thương hiệu Đặc sản Phú Yên Lê Hằng Gifts.

Fanstar - Thương hiệu Xuất sắc Châu Á 2025

Ngày 28/06/2025 vừa qua, tại Nhà Hát Bến Thành – Thành phố Hồ Chí Minh, Fanstar đã vinh dự đón nhận danh hiệu Thương hiệu Xuất sắc Châu Á 2025 do Viện Nghiên cứu Kinh tế Châu Á trao tặng. Sự công nhận này phản ánh sự cống hiến không ngừng của Fanstar trong việc nâng tầm chất lượng dịch vụ, tạo nên những sự kiện ấn tượng và để lại dấu ấn tốt đẹp trong tâm trí khách hàng. Giải thưởng này là một sự khích lệ cho uy tín của Fanstar trong lĩnh vực sự kiện.

Hạnh Tâm An - Hành Trình Hơn Một Thập Kỷ Kiến Tạo Giá Trị Từ Sâm Ngọc Linh

Công ty TNHH Thương Mại Vạn Đức Thịnh được sáng lập và điều hành bởi doanh nhân Bạch Ngọc Bích, là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh các dòng sản phẩm từ sâm ngọc linh. Với tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh nâng cao sức khỏe cộng đồng, Vạn Đức Thịnh đã và đang phát triển đa dạng các dòng sản phẩm chủ đạo như Sâm Ngọc Linh Hạnh Tâm An, Yến Sào Vạn Đức Thịnh, Trà thảo dược cùng nhiều loại thảo dược quý khác.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI)

Vào 17/2/2025 vừa qua, tại Ada, Michigan, Mỹ tập đoàn Amway – Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn khỏe mạnh hơn - công bố hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Hai bên chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tại trụ sở Tập đoàn Amway (Michigan, Mỹ). Sự kiện này đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu dinh dưỡng, thúc đẩy trao đổi chuyên môn và tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Saigonlube được vinh danh “Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2023”

Vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ Công Bố “Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2023”, là một sự kiện đánh dấu những nỗ lực đóng góp của doanh nghiệp, thương hiệu uy tín, chất lượng cao trên thị trường. ...

Ô tô từ Thái Lan vọt lên dẫn đầu xe nhập khẩu về Việt Nam

Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.

NHA KHOA SMILE CARE

Đồng phục phát thịnh

VÀNG BẠC PHÚ QUÝ

zenna

shoppee

GỐM SÔNG HỒNG

CỬA VINDOOR CHÂN TRANG
Khuyến mãi

Copyright © Thương hiệu vàng