Thượng tọa Thích Giác Dũng
Phật giáo từ lâu đã trở thành một tôn giáo quen thuộc, hòa đồng trong đời sống của người dân Việt. Bên lề Đại lễ Phật đản Vesak, TTCT trò chuyện với thượng tọa Thích Giác Dũng - tiến sĩ Phật học, giảng viên Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, phó trụ trì Tổ đình Vĩnh Nghiêm - về những trải nghiệm Phật giáo thời hiện đại.
Hòa đồng và cộng sinh
* Thưa thầy, lễ Phật đản vào tháng tư âm lịch mỗi năm với các nghi thức như tắm Bụt, niệm Phật, ăn chay... có ý nghĩa như thế nào đối với các phật tử ngoài ý nghĩa tưởng nhớ đến ngày Đức Phật đản sinh?
- Nghi thức tắm Phật nhắc nhở chúng ta luôn luôn làm cho tâm mình trong sáng để giác ngộ như Đức Phật. Đức Phật dạy: “Như Lai là Phật đã thành, tất cả chúng sinh là Phật sẽ thành”.
Tất cả chúng ta đều có Phật tính, đều có khả năng trở thành Phật nhưng vì tham lam, sân hận, si mê làm cho tâm chúng ta không trong sáng, không giác ngộ như Đức Phật được. Do đó, khi tắm Phật là chúng ta phải nhớ nghĩ ngay đến việc làm cho tâm mình được trong sáng, được thanh tịnh. Có như thế mới đúng ý nghĩa tắm Phật ngày đản sinh.
Còn việc ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ bi, tránh xa việc sát sinh một cách gián tiếp. Tất cả mọi sinh vật nếu đã có mạng sống thì đều ham sống sợ chết như nhau. Lòng từ bi của người phật tử không thể lấy sự đau khổ của sinh linh nuôi sống thân mạng của mình. Một ngày nào đó cả xã hội đều ăn chay thì sẽ không còn người sát sinh.
* Việc VN lần thứ hai được tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak chứng tỏ điều gì thưa thầy? Rằng ngoài ý nghĩa tôn giáo, Phật giáo còn là văn hóa?
- Việc tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak này là do Giáo hội Phật giáo VN tổ chức. Phật giáo từ xưa tới nay luôn chủ trương chung sống hòa đồng, hay nói cách khác, cộng sinh với các tôn giáo khác. Điều đó được thể hiện ngay trên bàn thờ tam bảo của hầu hết các ngôi chùa ở đồng bằng Bắc bộ.
Nơi ban thờ chính giữa, ngoài tôn tượng chư Phật, Bồ Tát còn có tượng Ngọc hoàng, Thượng đế, Nam tào, Bắc đẩu... là những tôn tượng của Đạo giáo và Nho giáo những thế kỷ trước đây. Đó là tinh thần cộng sinh, cùng chung sống hòa đồng của Phật giáo VN. Người phật tử VN không nên quên tinh thần cộng sinh vô cùng quan trọng này.
Muốn biết việc Giáo hội Phật giáo VN tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak chứng tỏ điều gì, chúng ta cần tìm hiểu đúng từ nguyên hay nói cách khác, từ ngữ mà Liên Hiệp Quốc đã sử dụng: Năm 1999, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết công nhận ngày Vesak (Vesak là từ ngữ chỉ chung cho ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật: đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn, nhưng vì được tổ chức vào ngày Phật đản nên người ta thường gọi là ngày Phật đản) là ngày lễ hội văn hóa thế giới.
Rõ ràng, Liên Hiệp Quốc nhìn nhận ngày Phật đản từ góc độ văn hóa chứ không phải tôn giáo. Và chính từ góc nhìn đó, người ta đã nhận ra chân giá trị của Phật giáo. Ở đây cần hiểu từ ngữ văn hóa là gì. Trước hết, cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa văn minh và văn hóa.
Văn minh là cái biết - làm, kết tinh của trí thông minh của cá nhân con người hay tập thể và mục tiêu là phục vụ cho thế giới vật chất của con người, giúp con người sống tiện nghi, thoải mái hơn. Còn văn hóa là cái biết - sống, kết tinh từ ý thức của cộng đồng xã hội và mục tiêu là phục vụ cho thế giới tâm linh, giúp con người sống hòa thuận, an lạc, hạnh phúc hơn.
* Buổi làm việc đầu tiên của Vesak là hội thảo Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu những mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc... Phải chăng ngày nay, Phật giáo hơn khi nào hết đến gần hơn với chính trị, với xã hội mà các thầy hay gọi là “nhập thế”?
- Thật ra tinh thần “nhập thế” đó đã được tuyên bố bởi chính Đức Phật khi ngài dạy: “Như Lai ra đời vì hạnh phúc, vì an lạc của chư thiên và loài người”. Đây là thông điệp đầu tiên và xuyên suốt những lời dạy của ngài. Tuy nhiên, có những thời kỳ, những giai đoạn lịch sử, người đệ tử của Đức Phật đã quá chú trọng vào vấn đề tu tập của tự thân, vào kinh viện mà không nghe thấy nỗi khổ của chúng sinh, quên đi lời dạy thiết tha của Đức Phật nên thảng hoặc có những tiếng gọi “nhập thế”.
Ngày nay nhân loại đối mặt với quá nhiều hiểm nguy như sự phá hoại môi trường, sự xung đột sắc tộc... nên người đệ tử Phật hơn bao giờ hết càng phải có tiếng nói và hơn nữa phải có hành động thiết thực để đem lại an lạc, hạnh phúc cho nhân loại.
“Nát muôn thân thà chịu đắng cay”
* Đã tồn tại ở VN hàng ngàn năm, vậy tại sao và vì cớ nào Phật giáo vẫn chưa thắng được những thói quen không có trong đạo Phật mà người thờ Phật vẫn làm như đốt vàng mã, rải tiền lẻ, nhét tiền vào tượng Phật và... đặt đồ mặn lên bàn thờ Phật?
- Cần phải phân biệt tín ngưỡng của tôn giáo với tín ngưỡng của quần chúng. Việc đốt vàng mã, rải tiền lẻ, nhét tiền vào tượng Phật... thuộc về tập tục, tín ngưỡng của quần chúng, nó tự phát và được lan truyền trong quần chúng. Và đa số những người làm việc đó là những người tuy có đi chùa nhưng không nghe giảng, không học hỏi giáo lý nên cứ cho rằng việc làm đó là đúng.
Hơn nữa, đặc điểm của Phật giáo là tôn trọng tự do của con người. Mọi người đến với đạo Phật bằng sự tự nguyện và tự do của mỗi cá nhân chứ không có sự bắt buộc hay quy định nào cả. Chính vì lẽ đó nên có rất nhiều người chỉ đến chùa cúng lễ vào các ngày rằm, mùng một và cho rằng như thế đã là một phật tử. Từ đó họ không nghe pháp, không đọc kinh nên không phân biệt được đâu là chánh tín và đâu là mê tín.
* Ngay cả việc xây chùa, một số người cho rằng việc xây chùa như hiện nay với các pho tượng Phật được “nhập ngoại” đã không phải là một hành vi hoằng dương Phật pháp như bản thể mà có dấu hiệu của một thời kỳ “mạt pháp”. Thầy nghĩ sao về ý kiến này?
- Việc thỉnh tôn tượng từ nước ngoài về thờ không nên gán với khái niệm “mạt pháp”. Mạt pháp chỉ cho một thời kỳ người con Phật chỉ đấu tranh, chỉ tranh giành... chứ không lo tu tập và dĩ nhiên cũng không có người ngộ đạo. Việc nhập những tôn tượng từ nước ngoài như thế, trước hết phản ánh trào lưu của xã hội. Phật giáo là một tổ chức trong lòng một xã hội nên ít nhiều có ảnh hưởng qua lại với xã hội đó.
Xã hội VN ta ngày nay rõ ràng là có khuynh hướng sính hàng ngoại. Một số chùa cũng có khuynh hướng đó. Thứ hai, việc nhập những tôn tượng nước ngoài như thế thuộc về nhận thức của từng cá nhân. Có người vì có ý tưởng tốt là muốn thờ tượng Phật đẹp, trang nghiêm, tố hảo, bền... nên nhập tượng từ nước ngoài về.
Theo tôi, tượng của mỗi nước phản ánh đặc điểm của mỗi dân tộc khác nhau. Mình là người Việt nên thờ tượng do chính người Việt tạc, thờ những pháp khí do chính người Việt sản xuất. Nếu chưa đẹp thì mình có thể hướng dẫn, yêu cầu người thợ làm đẹp hơn. Dần dần chúng ta sẽ có những bức tượng đẹp hoàn hảo như ý muốn. Có như thế, con cháu các thế hệ sau mới biết được diện mạo của chúng ta ngày nay.
Nếu cứ thờ những tôn tượng nhập từ nước ngoài như thế, vô hình trung mình đã phủ định khả năng, bản sắc của dân tộc mình và con cháu mai sau sẽ không tìm thấy được cội nguồn, sự liên kết của tính truyền thống dân tộc.
* Là người con Phật, nhưng cũng là người con nước Việt, trước nguy cơ Tổ quốc bị xâm lăng, trách nhiệm của người con Phật như thế nào theo mỗi thời kỳ thưa thầy, trước đây và hiện tại?
- Là người con Phật nhưng trước hết là người con của dân tộc Việt, người phật tử đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết. Nếu Tổ quốc bị xâm lăng, dân tộc bị diệt vong thì Phật giáo cũng không còn đất sống. Cho nên hằng ngày, trong các thời khóa tụng kinh, người con Phật luôn cầu nguyện cho đất nước luôn luôn được thanh bình và nhân dân mãi mãi được an lạc.
Và Đức Phật dạy: Người đệ tử Phật luôn nhớ tới bốn ơn nặng mà ơn đầu tiên là ơn đất nước. Nếu đất nước bị xâm lăng, người con Phật sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc. Đức Phật dạy: Bảo vệ Tổ quốc không phạm giới sát sinh mà ngược lại có công đức lớn vì bảo vệ được cuộc sống an lành của hàng trăm, hàng triệu người.
Chính vì lý do đó, thời nhà Trần tuy mọi người đều quy y Phật, thực hành theo những lời dạy của Đức Phật nhưng luôn sẵn sàng quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Cho nên, thời nhà Trần cha ông đã ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông xâm lược.
Ý thức bảo vệ Tổ quốc thể hiện rõ nét trong lời dạy của Phật hoàng Trần Nhân Tông: “Cảm đức từ bi để nhiều kiếp nguyện cho thân cận/Đội ơn cứu độ nát muôn thân thà chịu đắng cay”.
* Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của thầy.
Hệ thống VietinBank eFAST, được vinh danh là "Ngân hàng số dành cho KHDN tốt nhất Việt Nam 2024", không chỉ tích hợp đầy đủ dịch vụ ngân hàng thiết yếu mà còn nổi bật với khả năng giải ngân online, bảo lãnh online tiên phong. Nền tảng này ứng dụng AI, Big Data, Machine Learning, hỗ trợ giao dịch ngoại tệ 24/7 và đảm bảo bảo mật chuẩn quốc tế, hướng tới một hệ sinh thái số đồng bộ cho doanh nghiệp.
Trong thời đại mà “ngôi nhà” không chỉ đơn thuần là nơi che mưa nắng, mà còn là không gian thể hiện phong cách sống và giá trị tinh thần, BoxHome – thương hiệu thuộc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phương Ly – đã và đang trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của hàng trăm gia đình và doanh nghiệp trên khắp cả nước.
Lương y Đoàn Quang Thạch – một cái tên có thể còn xa lạ với nhiều người, nhưng lại là niềm hy vọng của những bệnh nhân mắc các bệnh lý như: u gan, xơ gan, u phổi và các loại khối u... từ khắp mọi miền Tổ quốc, từ Bắc chí Nam.
Ngày 25/05/2025 vừa qua, tại Trung Tâm Hội Nghị Văn Phòng Chính Phủ - Thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Phát triển công nghệ ASEAN VIỆT NAM vinh dự đón nhận danh hiệu “Top 10 Thương Hiệu Vàng Chất Lượng Quốc Tế 2025” do Hội Chống Hàng Giả và Bảo Vệ Thương Hiệu Thành Phố Hà Nội phối hợp cùng Viện Chiến Lược Phát Triển Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam trao tặng. Giải thưởng này được khách hàng bình chọn và đáp ứng các tiêu chí khắt khe của Ban tổ chức, đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của công ty. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ Lãnh đạo và nhân viên công ty nhằm mang đến các sản phẩm - dịch vụ chất lượng cao, phục vụ sức khỏe cộng đồng.
Phú Yên không chỉ nổi danh với biển xanh, cát trắng và những thắng cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn là cái nôi của nền ẩm thực độc đáo, trong đó, Bò khô đặc sản Hà Trung nổi lên như một huyền thoại, một hương vị không thể thiếu trong hành trình khám phá xứ Nẫu. Mang trong mình câu chuyện hơn nửa thế kỷ và bí quyết gia truyền 3 đời, thương hiệu Hà Trung đã định vị vững chắc trong lòng thực khách khắp cả nước.
Vào 17/2/2025 vừa qua, tại Ada, Michigan, Mỹ tập đoàn Amway – Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn khỏe mạnh hơn - công bố hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Hai bên chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tại trụ sở Tập đoàn Amway (Michigan, Mỹ). Sự kiện này đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu dinh dưỡng, thúc đẩy trao đổi chuyên môn và tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ Công Bố “Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2023”, là một sự kiện đánh dấu những nỗ lực đóng góp của doanh nghiệp, thương hiệu uy tín, chất lượng cao trên thị trường. ...
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.