P. 30 tuổi, là bệnh nhân 130 mắc Covid-19 ở Việt Nam. Chàng trai người Sài Gòn cùng người thân định cư ở Tây Ban Nha đã 5 năm nay.
Giữa tháng 3, dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở Tây Ban Nha, một ngày có thể ghi nhận tới 6.000 người mắc mới. Những tin tức về các ca tử vong liên tiếp khiến P. và gia đình vô cùng lo lắng.
Tuy nhiên, ở nước sở tại, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. P. phải giữ đúng lịch trình công việc, đi lại như bao người khác.
Để bảo vệ bản thân, anh ít ra ngoài hơn mỗi khi được nghỉ. Ngoài ra, anh luôn đeo khẩu trang và găng tay lúc đi làm. Nhưng đó cũng là nguồn cơn của rắc rối mà anh gặp phải.
“Do có bất đồng về văn hóa, tôi bị những người xung quanh xa lánh. Họ nói rằng đeo khẩu trang tức là bị bệnh nên họ không muốn tôi lại gần”, P. nhớ lại.
Sau đó, P. quyết định bỏ việc đeo khẩu trang để tránh bị kỳ thị. Anh đã nghĩ, cố gắng thu xếp xong công việc, anh sẽ trở về Việt Nam để không còn cảm thấy lo lắng.
Ngày 16-17/3, P. bắt đầu có dấu hiệu sốt và đau ngực. Anh lập tức liên hệ với nhân viên y tế và bị chẩn đoán nghi nhiễm virus corona chủng mới nCoV. Bác sĩ kê đơn thuốc và khuyên anh nên đứng cách xa mọi người khi tiếp xúc.
Một vài hôm sau, P. thấy cảm giác đau đớn ở lồng ngực tăng dần. Anh có thêm triệu chứng khó thở, giống như luôn có một vật kẹt chặt ở ngực.
“Bác sĩ nói khi nào tôi cảm thấy không thể thở nữa, họ sẽ tới khám lần 2 và quyết định tôi có thể được chuyển tới cấp cứu ở bệnh viện, làm xét nghiệm nCoV hay không. Tôi lo lắng vô cùng và gần như tuyệt vọng. Các triệu chứng cứ mỗi lúc một nặng dần, tôi không biết phải làm sao”, P. kể.
Lúc này, châu Âu đã đóng cửa biên giới, các chuyến bay ngừng hoạt động. Một tia hy vọng xuất hiện khi P. nhận được sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha.
Ngày 21/3, chuyến bay cuối cùng rời thủ đô Madrid, trung chuyển qua Moscow (Nga) để đưa người dân các nước về quê hương. Chuyến bay ấy đem theo cả niềm vui và hy vọng của chàng Việt kiều 30 tuổi sau nhiều ngày sống trong sợ hãi.
Chưa được xét nghiệm Covid-19, P. lúc này vẫn hy vọng mình không mắc bệnh. Anh trang bị bảo hộ cẩn thận, giữ nguyên vị trí trong suốt chuyến bay và không giao tiếp với mọi người.
Ngày 22/3, chuyến bay từ điểm trung chuyển hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội). P. và các hành khách đi cùng được chuyển thẳng lên khu cách ly tập trung ở Bắc Giang.
Sau khi nhận tin về tình hình sức khỏe của P., các bác sĩ nhanh chóng đưa anh vào Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang trước khi chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (Hà Nội) trong đêm hôm đó.
P. khi điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Ảnh: Lê Anh Dũng
Đến hôm 23/3, P. có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.
“Vì đã chuẩn bị trước tinh thần, tôi không sốc khi biết tin. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm, vì lúc này, tôi không còn phải chiến đấu với bệnh tật trong đơn độc”, P. xúc động nói.
Khi P. về Việt Nam, các triệu chứng bệnh vẫn chưa dứt. Cảm giác đau tức ngực vẫn hành hạ anh từng giờ. Có những lúc, anh tưởng như cả trăm mũi kim chích sâu vào lồng ngực. Những cơn sốt, đau nhức người làm cả cơ thể anh không còn chút sức lực. Kết quả chụp CT cho thấy anh có tổn thương ở phổi.
Trong những ngày mệt mỏi nhất vì bệnh tật, một bác sĩ đã đến bên P. động viên: “Em sẽ không sao cả vì tất cả bác sĩ đang ở đây cố gắng điều trị cho em. Cứ tin tưởng vào chúng tôi nhé”.
Câu nói ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho chàng thanh niên 30 tuổi. Hàng ngày, anh cố gắng tuân thủ phác đồ điều trị, ăn thật nhiều để có thêm sức. Anh cũng giữ cho mình tinh thần lạc quan và vận động nhẹ mỗi khi có thể.
Chỉ một vài ngày sau, các triệu chứng bệnh của P. dần thuyên giảm. Anh không còn sốt hay đau ngực, khó thở. Ngày 29/3, P. nhận kết quả âm tính nCoV lần 1. Ngày 30/3, anh tiếp tục nhận kết quả âm tính lần 2 và được công bố khỏi bệnh cùng với 26 bệnh nhân khác của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
Nhìn lại hành trình đã trải qua, nam Việt kiều không tránh khỏi xúc động. P. tâm sự, dù ở xa quê, trái tim anh vẫn luôn hướng về Tổ quốc. Mỗi khi có thể, anh đều tranh thủ thời gian về với quê hương. Việt Nam có người thân, bạn bè của anh, có nền văn hóa giàu bản sắc và có những món ăn ngon mà anh yêu thích. Với chàng trai Sài Gòn, Việt Nam còn có tình người ấm áp, sẵn sàng dang tay che chở khi đồng bào gặp gian nan.
“Tôi biết ơn Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha, các chiến sĩ, nhân viên y tế ở Bắc Giang và y bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã giúp đỡ tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Trong trái tim tôi, không đâu bằng quê hương mình”, P. chia sẻ.
Bài: Nguyễn Liên - Ngọc Trang; Ảnh: Lê Anh Dũng
Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.
Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.
Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.
Vào ngày 12/10/2024, sự kiện công bố các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Quân Đội, Hà Nội. Học viện Đào tạo TUM (TUM) đã vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam, khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực du học, đào tạo và di trú toàn cầu.
Ngày 12 tháng 10 năm 2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân đội, thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Vitosa Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam. Sự kiện này không chỉ tôn vinh những nỗ lực và bản lĩnh kiên cường của doanh nghiệp, mà còn ghi nhận khả năng thích ứng và chuyển đổi số mạnh mẽ trong bối cảnh đầy thách thức. Vitosa cũng được đánh giá cao về cam kết đảm bảo chính sách lao động và trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.
Chuỗi nhà hàng ở Anh, được Stephen và Juliette Wall thành lập vào năm 2005 sau khi đến Việt Nam và yêu thích món phở, đã nộp đơn xin hủy nhãn hiệu này vì vấp phải phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...
Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.
Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.
Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.
Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...