Điều quan trọng đầu tiên là xác định bị bỏng do nguồn nào (nước sôi,a xít,điện, nhiệt,...) và bỏng mức độ nào (nặng-nhẹ,rộng -hẹp) ?
Những phương pháp chữa bỏng nhanh chóng tại nhà
1. Mật ong chữa bỏng nước sôi: Trong những công việc hằng ngày, đôi khi bạn cũng gặp những sơ suất dẫn đến phỏng rộp da, bị bỏng… Trường hợp bỏng nặng thì cần đưa đến bệnh viện để xử lý, còn những vết bỏng nhẹ, bạn có thể tự chữa khỏi một cách nhanh chóng bằng mật ong.
Mật ong là chất khử trùng tự nhiên. Khi bạn bị bỏng bất ngờ, mật ong có thể giúp giảm sưng viêm và nhiễm trùng, giữ ẩm cho vết thương và giúp vết thương nhanh khỏi. Tốt nhất là nên dùng loại mật ong chưa qua chế biến.
Cách dùng: Lấy một ít mật ong, bôi trực tiếp lên toàn bộ vùng da bị bỏng như một loại kem chống nhiễm trùng. Dùng vải sạch hoặc băng gạc để băng lại. Thay băng và bôi mật ong 2 lần/ngày cho đến khi vết thương khỏi hẳn.
2. Rượu trắng chữa bỏng nước sôi: là một loại thuốc chữa bỏng rất hiệu nghiệm. Khi bị bỏng cần phải càng nhanh càng tốt đổ rươu trắng lên vết bỏng. làm nhiều lần mỗi lần cách nhau chừng 5 phút. Rươu làm cho vết bỏng đỡ rát và chóng lành.
3. Dùng mỡ trăn chữa bỏng: Mỡ trăn sống trộn với ít muối và tỏi giã nhỏ, đựng trong lọ kín đến khi mỡ tan ra là được. Hoặc rán lấy nước mỡ như rán mỡ lợn mà dùng. Mỡ lợn rừng cũng có tác dụng chữa bỏng rất công hiệu.
4. Dùng nhựa cây lô hội (nha đam): Bôi nhẹ đều lên vết bỏng.
5. Cây lá bỏng (sống đời): Chữa bỏng nhẹ, bỏng nông: Lá sống đời không kể liều lượng, rửa sạch, giã nát đắp lên vết bỏng 3 - 4 lần mỗi ngày.
6. Khi không có sẵn cây lô hội, mật ong,rượu trắng,thuốc mỡ penicillin, nước vôi trong,... ở nhà thì còn cách nào khác để chữa bỏng hiệu quả? Đơn giản và công hiệu chỉ bằng lòng trắng trứng. Một việc làm trong tầm tay.
Trứng rất tốt để trị bỏng
Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên. Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó. Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một lớp màng. Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất collagen tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều thì họ không còn cảm thất đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít. Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại thẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tay mình không còn vết phỏng nào, màu da cũng đã trở lại bình thường! Chỗ phỏng đã hoàn toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta) chứa rất nhiều vi-ta-min.
*Những cách chữa bỏng hại con
Theo các bác sĩ của Viện Bỏng Quốc Gia cho biết, rất nhiều trường hợp trẻ bị bỏng nhẹ nhưng do người nhà không biết cách xử lý hoặc áp dụng các kinh nghiệm chữa sai, khiến vết thương nặng hơn rất nhiều.
Chữa bỏng cho con bằng thuốc của thầy lang...
Ngày 4/6, một bé trai 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu tại Viện Bỏng Quốc Gia trong tình trạng suy kiệt nặng, giảm từ 13kg xuống còn 5kg. Khi nhập viện, bé chỉ còn thoi thóp thở, 1 ngày sau thì bé tử vong. Nguyên do là bởi bé bị bỏng nước sôi ở lưng với diện tích chỉ 15%. Nhưng sau 2 tháng điều trị bằng các loại thuốc gia truyền của thầy lang gần nhà, vết bỏng của bé không khỏi mà ăn sâu vào thịt khiến bé không thể qua được.
Điều này đã cảnh báo sự thiếu kiến thức trầm trọng của các bậc cha mẹ trong việc điều trị vết bỏng cho con. Từ một trường hợp đau lòng này, đi sâu tìm hiểu mới thấy không ít bậc phụ huynh cho đến ngày nay vẫn áp dụng những cách trị bỏng phản khoa học khiến con cái có khi chỉ bị bỏng nhẹ mà lại khó qua khỏi.
... bằng muối...
Một bé gái 5 tuổi, quê ở Hải Hậu, bị bỏng bô xe máy. Thay vì ngâm vết bỏng của con vào chậu nước lạnh, bố mẹ bé lấy một bát muối cho vào túi vải bọc lại rồi quấn vào vết bỏng quanh chân con. Kết quả là vết bỏng của bé bị ăn vào rất sâu, gần một tháng trời không khỏi và phải đến Viện Bỏng Quốc gia để cấp cứu.
Theo các bác sĩ của Viện Bỏng Quốc Gia cho biết, rất nhiều trường hợp trẻ bị bỏng nhẹ nhưng do người nhà không biết cách xử lý hoặc áp dụng các kinh nghiệm chữa sai, khiến vết thương nặng hơn rất nhiều.
... và chườm đá
Trường hợp bé M. 20 tháng tuổi ở Hải Dương thật là đáng tiếc. Bé phải điều trị lâu dài tại viện bởi khi ở nhà với bà nội, chẳng may bé bị vấp vào phích nước sôi làm nước bắn vào bàn chân bé. Ngay lập tức bà nội bé M. đã lấy đá chườm cho cháu để vết bỏng không phồng lên. Nhưng do chườm đá quá lâu mà vùng da bé bị hoại tử, phải phẫu thuật cấy da. Trong trường hợp này, các bác sĩ khuyên chỉ cần ngâm vùng cơ thể bị bỏng của em vào nước lạnh sạch trong 15-20 phút thì vết thương của em sẽ dịu lại ngay.
Sơ cứu đúng cách cũng cần phải học
Tuy nhiên, nghe đến việc bị bỏng thì ngâm vết bỏng vào nước lạnh có vẻ rất đơn giản nhưng lại không hề dễ thực hiện chút nào. Có những bậc cha mẹ cũng chính vì không biết thực hiện mà gây nguy hiểm cho chính con cái mình. Con trai bị bỏng nước canh, anh Thảo (Tả Thanh Oai, Hà Nội) đã nhanh nhẹn đặt con ngồi nguyên trong chậu nước lạnh gần tiếng đồng hồ. Sau thấy con có dấu hiệu bị sốt, đưa con đến Viện Bỏng khám anh Thảo bị bác sĩ mắng cho một trận vì tội vùng tổn thương của bé rất nhẹ nhưng cuối cùng em rơi vào tình trạng nguy kịch, phải hồi sức cấp cứu vì bị viêm phế quản do nhiễm lạnh.
Cũng theo các bác sĩ của Viện này, không ít bậc cha mẹ đã rất "sáng tạo" trong các cách chữa bỏng cho con. Có mẹ dùng vôi bôi lên vùng da tổn thương của con vì bà nội hay ăn trầu bảo vôi mát, lại lành. Người khác thì dùng tỏi đắp vào vết rộp ở chân con khiến vùng tổn thương càng phỏng nặng. Rồi những thứ như trứng, nhựa chuối, tương, nước mắm... cũng được biến thành "thuốc" chữa bỏng cho con. Không ít người lại chuộng đắp lá, dùng thuốc đông y để chữa bỏng cho trẻ vì cho rằng như vậy mới lành, lại rẻ.
Thực ra, việc xử lý khi trẻ bị bỏng khá đơn giản. Chỉ cần ngâm nước lạnh 15-20 phút vừa giúp vết bỏng hạ nhiệt, vừa giảm đau, giảm phù nề cho vết thương. Sau đó, đắp gạc ướt lên rồi băng ép và đưa con đến cơ sở y tế chuyên môn để được các bác sĩ tư vấn và điều trị thích hợp.
Nếu bị bỏng ở những vùng cơ thể khó ngâm nước như mặt, cổ... thì có thể dùng khăn sạch, ướt đắp lên.
Theo bác sĩ, khi bị bỏng cần được xử lý ngay lập tức, tốt nhất là trong 15 phút đầu. Nếu để muộn, tổn thương càng sâu thì việc điều trị càng mất nhiều thời gian, phức tạp và để lại di chứng, sẹo xấu. Da trẻ còn rất non nớt, mỏng manh nên bố mẹ tuyệt đối không được đắp các loại lá, hay "thuốc" tự chế cho con.
ST