Bài thuốc đơn giản chữa mất ngủ hiệu quả
Lượt xem: 543
Thao thức cả đêm, giấc ngủ ngắn, không ngủ được lúc đầu buổi tối, dậy nhiều lần ban đêm và mỗi lần dậy lại khó ngủ lại… tất cả những triệu chứng này có chung tên gọi là mất ngủ.

Nguyên nhân mất ngủ rất đa dạng: lo âu về gia đình, công việc, ưu tư dài ngày, phối hợp với rối loạn thần kinh chức năng, suy nhược thần kinh, bệnh tưởng, làm việc quá sức, lao tâm, lao lực, uống nhiều cà phê, nước chè đặc vào buổi tối hoặc lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần…

Giấc ngủ là liều thuốc tiên giúp phục hồi sức khoẻ, quan trọng không kém gì ăn uống. Giấc ngủ quý giá như vậy, nên bạn phải bảo vệ và phải học cách ngủ tốt, ngủ sâu.

Nếu bạn có thói quen làm việc quá khuya thì phải từ bỏ thói quen đó, và hãy bắt đầu giấc ngủ trước 10 giờ đêm.

Nếu vẫn phải làm việc vào ban đêm, bạn hãy chỉ nên làm các việc nhẹ, không phải suy nghĩ nhiều.

Nếu vì nguyên nhân khác, bạn hãy tìm và khắc phục nó. Ví như bạn mất ngủ vì phải đi tiểu nhiều lần thì cần phải đi khám (nếu là nam giới có thể do phì đại tiền liệt tuyến).

Để ngủ cho tốt, cho sâu, bạn cũng nên thực hiện nhiều biện pháp, trong đó món ăn bài thuốc có tác dụng phòng và chữa chứng mất ngủ có hiệu quả. Dưới đây là những món ăn bài thuốc phòng, trị chứng mất ngủ.

Bài 1: chữa chứng mất ngủ

Tiểu mạch 45g, đỗ đen 30g, dạ hợp 30g

Sắc với 200ml nước, uống nước và ăn đỗ đen, ăn tiểu mạch

Bài 2: chữa chứng mất ngủ

Quả dâu chín 75g, đường phèn 25g. Nấu nước uống.

Bài 3: chữa chứng mất ngủ

Tiểu mạch 60g (bỏ vỏ), đại táo 15 quả, cam thảo 30g.

Cho vào 4 bát nước, sắc còn 1 bát, uống vào lúc sáng và tối.

Bài 4: chữa chứng mất ngủ

Gạo 100g, nhân táo chua 30g.

Trước tiên cho vào sắc nhân táo chua, bỏ bã đi, lấy nước nấu với gạo thành cháo, ăn vào lúc đói bụng. Bài thuốc này chữa mất ngủ do lao tâm, suy nghĩ.

Bài 5: chữa chứng mất ngủ

Táo đỏ 30g, 5 củ hành.

Rửa sạch cho nước vào sắc, buổi tối trước khi đi ngủ ăn cả cái và nước chữa giấc ngủ không sâu.

Bài 6: chữa chứng mất ngủ

Rau cần 100g, mật ong 30ml.

Rau cần rửa sạch thái đoạn. Cho rau vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho mật ong vào khuấy đều. Rau cần có tác dụng trấn tĩnh thần kinh rất tốt, người hay mất ngủ uống nước rau cần hâm nóng sẽ giúp cải thiện giấc ngủ.

Bài 7: chữa chứng mất ngủ

Hành củ 120g.

Hành củ rửa sạch thái nhỏ cho vào cốc đổ nước sôi hãm nước như pha trà uống.

Bài 8: chữa chứng mất ngủ

Hành tây 2 củ, rượu nho 400ml.

Hành tây rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát, cho hành vào bình, đổ rượu nho vào, bịt kín miệng bình, ngâm trong 7 ngày, để nơi tối mát. Sau 7 ngày cho hành tây ra để riêng, bảo quản rượu nho và hành tây trong tủ lạnh.

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1/4cốc, vừa uống vừa ăn hành tây.

Một số thực phẩm có thể dùng làm thuốc chữa mất ngủ mà không độc. Chẳng hạn, hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu… có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ. Chuối, các loại hạt quả, lạc… điều hòa giấc ngủ.

Có 2 nhóm nguyên nhân gây mất ngủ:

– Nhóm mất ngủ do sinh hoạt gồm dùng chất kích thích (thuốc lá, cà phê…), ăn nhiều nặng bụng, rối loạn lịch thức ngủ, căng thẳng lo âu, phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.

– Nhóm mất ngủ do nguyên nhân thực thể gồm: dùng thuốc (thuốc chứa cafein, corticoide, thuốc lợi tiểu), có bệnh (đau đầu do viêm xoang hay tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng hay zona…), loạn tâm thần, trầm cảm.

Về nguyên tắc điều trị, cần loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ. Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, căng thẳng trong công việc… Người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.

Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ. Dùng thuốc ngủ kết hợp thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Y học cổ truyền cũng điều trị mất ngủ theo các nguyên tắc trên. Tuy nhiên, ngoài thuốc, nền y học này còn áp dụng các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh để giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

1. Mất ngủ do làm việc quá sức hoặc suy nghĩ lo âu căng thẳng, kèm theo là biểu hiện hay hốt hoảng, thấp thỏm lo âu, tim hồi hộp, hay quên, chân tay mỏi rũ, ăn uống kém, sắc da không tươi nhuận, cả đêm không ngủ được, hoặc lúc ngủ lúc thức, hay nằm mơ, dễ tỉnh giấc.

Bài thuốc: Củ mài sao vàng, hạt sen để cả tim (sao) mỗi thứ 20 g; lá dâu, long nhãn, áo nhân (sao), lá vông, bá tử nhân mỗi thứ 10 g; sắc uống mỗi ngày.

2. Mất ngủ kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc, nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng, tâm phiền miệng khát, đêm ra mồ hôi trộm…

Dùng bài thuốc: Đậu đen, hạt sen để cả tim (sao), lá vông, lá dâu tằm mỗi thứ 20 g; lạc tiên, thảo quyết minh, mè đen mỗi thứ 10 g; vỏ núc nác 6 g; sắc uống.

3. Ngủ không yên, người nhút nhát, hay cáu gắt, hư phiền, ngủ không yên, hay chiêm bao vớ vẩn: Hạt sen, táo nhân sao đen mỗi thứ 40 g, sắc uống.

4. Mất ngủ kèm theo đầy tức vị quản, ợ hơi, khó chịu hoặc ăn ít, đại tiện không thông hoạt, bụng đau, chân tay bủn rủn: Trần bì, la bạc tử, chỉ thực mỗi thứ 10 g; hương phụ 12 g, mộc hương 15 g, sắc uống.

Ngoài ra, dân gian cũng có nhiều vị thuốc chữa mất ngủ từ cây cỏ, chẳng hạn như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng). Có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và ăn như rau; hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống.

*Mất ngủ chữa bằng đông y

1. Mất ngủ thể tâm tỳ lưỡng hư:

Triệu chứng:

–   Mất ngủ, ngủ hay mê, nhanh tỉnh. Hồi hộp, trống ngực.

–   Hay quên. Chóng mặt. Sắc mặt vàng nhợt, mệt mỏi

–   Chán ăn, ăn không biết ngon. Tứ chi tê mỏi, bủn rủn.

–   Chất lưỡt đạm nhạt, sắc mặc sạm. Mạch tế nhược.

Phân tích:

Do Lo nghĩ quá độ ảnh hưởng  đến tỳ hoặc do ăn uống quá độ hoặc dinh dưỡng không đủ tinh hậu thiên bất túc, nguồn sinh hóa khí huyết suy kiệt không nuôi dưỡng được tâm. Tâm tàng thần, thống nhiếp huyết mạch nên tâm huyết hư gây mất ngủ, mơ nhiều nhanh tỉnh, chóng mặt hay quên, hồi hộp trống ngực. Tỳ tàng ý, sinh ra huyết, vinh nhuận ra mặt, chủ cơ nhục, tỳ hư nên sắc mặt vàng nhợt mệt mỏi, chán ăn, tứ chi tê nặng, chất lưỡi đạm nhạt, mạch nhược. Nguồn sinh hóa thiếu, khú huyết suy, tinh thần mệt mỏi.

Chẩn đoán:

–   Bát cương: Lý hư hàn

–   Tạng phủ: Tâm tỳ

–   Nguyên nhân: Nội nhân, bất nội ngoại nhân

–   Bệnh danh: Thất miên

Pháp điều trị: dưỡng tâm, kiện tỳ để sinh khí huyết, an thần.

Phương dược: Quy tỳ thang gian giảm nếu công hiệu kém dùng kèm với bài Dưỡng Tâm thang.

–   Cổ phương: Quy tỳ thang.

Đảng sâm    15               Phục thần: 12

Bạch truật    15              Camthảo: 06

Hoàng kỳ    15               Đương quy: 15

Táo nhân     12              Viễn chí: 06

Mộc hương 10              Long nhãn: 12

Đại táo        12              Sinh khương: 3 lát

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút.  thể tán bột 10 vị thuốc ở trên, trộn với mật làm hoàn, mỗi viên 50g. uống 4 viên/ngày, chia làm 2 lần.

Phân tích bài thuốc và gia giảm:

Trong bài hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, sinh khương, đại táo để bổ tỳ ích khí. Đương quy để dưỡng tâm an thần, viễn chí làm tâm thận giao nhau để định chí an thần. Mộc hương để lý khí tỉnh tỳ.  thể thêm ngũ vị tử, bá tử nhân để dưỡng tâm an thần. Nếu giấc mơ kinh sợ gia Long xỉ, Từ thạch để trấn kinh an thần. Nếu hồi hộp, mơ nhiều, buồn mệt hợp với bài Toan tháo nhân thang.

–   Thuốc nam:

Rễ vú bò     15              Hoài sơn     12

Bạch truật    12              Lạc tiên       12

Long nhãn   12              Vông nem   12

Kê huyết đằng12            Hạt sen        08

Lá dâu non  12                        Ý dĩ     12

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

Châm cứu:

–   Châm bổ nội quan, thần môn, thái bạch, tâm du, tỳ du, tam âm giao, túc tam lý. Thời gian: 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.

–   Nhĩ châm: tâm, tỳ, thần môn, vùng dưới vỏ. Thời gian: 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.

Khí công – dưỡng sinh: tập các bài luyện ý, luyện thở. Thời gian tập tối đa: 20 phút/lần x 1 – 2 lần/ngày.

2. Mất ngủ thể tâm huyết hư

Triệu chứng:

–   Mất ngủ. Hồi hộp, trống ngực, ngũ tâm phiền nhiệt lòng bàn tay bàn chân nóng, buồn bực

–   Hoa mắt chóng mặt. Hay  quên. Miệng khát khô,  khi mộng tinh, hay quên, sợ sệt

–   Chất lưỡi đỏ, ít rêu. Mạch tế sác.

Phân tích:

Mất ngủ là do khí huyết hư tổn, cơ nhục khô héo, dưỡng khí không thông, khí của ngũ tạng đảo lộn, âm huyết suy yếu; Hoặc lo nghĩ quá độ lâu ngày hại tỳ. tâm là nơi chứa thần, thống nhiếp huyết mạch; tỳ là nơi chứa ý và sinh ra huyết. Huyết hư gây hoa mắt chóng mặt,  không nuôi dưỡng được não nên mất ngủ, hay quên. huyết thuộc âm, tâm huyết hư gây hồi hộp, trống ngực, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khát, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.

Chẩn đoán:

Bát cương: lý hư nhiệt

Tạng phủ: tâm

Nguyên nhân: Nội nhân

Bệnh danh: Thất miên

Pháp điều trị: Dưỡng tâm, an thần.

Phương dược:

–   Cổ phương: Thiên vương bổ tâm đan.

Nhân sâm             10               Đương quy           15g

Huyền sâm            10g             Thiên môn            15g

Đan sâm               15g            Mạch môn            15g

Bạch linh              10               Bá tử nhân            15g

Ngũ vị tử              12g             Táo nhân              15g

Viễn chí                08g             Sinh địa                10g

Cát cánh               10g

Các vị thuốc tán bột mịn, làm viên hoàn bằng hạt ngô, lấy thần sa làm áo, uống 12 – 16g/lần x 2 lần/ngày, uống lúc đói. Nếu dùng thang sắc thì uống 1 thang/ngày; sau khi sắc được nước thuốc, khi thuốc còn nóng, hòa thần sa 6g vào cho tan rồi uống. Kỵ tỏi, la bạc tử, ngư tinh thảo, rượu cao lương.

Phân tích bài thuốc và gia giảm:

Trong bài sinh địa để bổ âm, dưỡng huyết, huyền sâm, thiên mạch môn để tư âm thanh hư nhiệt, đan sâm, đương quy để bổ dưỡng huyết. Sâm linh để ích khí ninh tâm. Toan táo nhân, ngũ vị tử để thu liễm tâm khí an tâm thần. Bá tử nhân, viễn chí, chu sa để dưỡng tâm an thần. Phương này chủ yếu để tư âm dưỡng huyết ích khí ninh tâm và liễm tâm khí dưỡng tâm an thần. Gia thêm Hoàng liên để tả Tâm hỏa, Trân châu mẫu để bình Can dương. Và dùng kèm với Chu sa an thần hoàn uống trước khi đi ngủ. Nếu tâm hỏa vượng dùng bài Dạ giao đằng hoàn.

–   Thuốc nam:

Tâm sen      10g                    Lạc tiên         12g

Vông nem   12g                    Hà thủ ô       12g

Bá tử nhân  12g                    Long nhãn   10g

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

Châm cứu:

–   Châm bổ nội quan, thần môn, cách du, tâm du, tam âm giao, trung đô. Thời gian: 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.

–   Nhĩ châm: tâm, thần môn, vùng dưới vỏ. Thời gian: 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.

Khí công – dưỡng sinh: tập các bài luyện ý, luyện thở. Thời gian tập tối đa: 20 phút/lần x 1 – 2 lần/ngày.

3. Mất ngủ thể tâm đởm khí hư

Triệu chứng

–   Mất ngủ, ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc

–   Cảm giác sợ hãi, nhút nhát gặp việc thì lo lắng sợ sệt, hay giật mình. Hồi hộp, trống ngực

–   Sắc mặt nhợt. Chất lưỡt nhạt. Mạch huyền tế.

Phân tích:

Do khí huyết hư tổn, cơ nhục khô héo, hoặc lo nghĩ, ăn uống quá độ tổn thương tỳ. Tỳ hư sinh đàm thấp, đàm tụ ở đởm kinh, quẫy nhiễu thần minh, thần không yên mà không ngủ, ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc. Đởm chủ hào hùng quyết đoán, tâm đởm khí hư nên cảm giác sợ hãi, hay giật mình, hồi hộp trống ngực, sắc mặt nhợt, mạch huyền tế.

Chẩn đoán:

–   Bát cương: Lý hư hàn

–   Tạng phủ: Tâm đởm

–   Nguyên nhân: Nội thương, bất nội ngoại nhân

–   Bệnh danh: thất miên.

Pháp điều trị: ích khí trấn kinh, an thần định chí.

Phương dược:

–   Cổ phương: An thần định chí hoàn gia giảm.

Phục linh    15g                       Viễn chí      12g

Nhân sâm    15g                      Thạch xương bồ   06g

Long xỉ       12g                      Táo nhân sao đen  12g

Phục thần    15g                      Mẫu lệ         12g

Dạ giao đằng12g

Tất cả các vị thuốc sấy khô, tán bột mịn, làm hoàn với mật ong, uống 12 – 16g/lần x 2 lần ngày.  thể dùng thang, sắc uống 1 thang/ngày, chia 2 lần.

–   Thuốc nam:

Bình vôi      20g                       Táo nhân sao đen 12g

Thạch quyết minh 12g                      Thảo quyết minh sao đen         12g

Lạc tiên       12g                                Vông nem   12g

Liên nhục    12g                      Đan sâm      12g

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

Châm cứu:

–   Châm bổ nội quan, thần môn, tâm du, can du, cách du, đởm du, thái xung, tam âm giao. Thời gian: 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.

–   Nhĩ châm: tâm, đởm, thần môn, vùng dưới vỏ. Thời gian: 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.

Khí công – dưỡng sinh: tập các bài luyện ý, luyện thở. Thời gian tập tối đa: 20  phút/lần x 1 – 2 lần/ngày.

4. Mất ngủ thể thận âm hư

Triệu chứng:

–   Mất ngủ, ngủ hay mê, hay quên. Hoa mắt chóng mặt, ù tai

–   Lưng gối đau mỏi. Di tinh, mộng tinh

–   Đại tiện phân táo

–   Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch trầm nhược.

Phân tích:

Do thiên quý kiệt, Thận âm hư không tiềm được dương, không chế được hỏa, gây chứng tâm thận bất giao mà  các chứng trạng hoa mắt chóng mặt, ù tai, lưng gối đau mỏi, di tinh, mộng tinh; hoặc thận tinh hư tổn, không sinh tủy, từ đó không nuôi dưỡng được não, làm cho não tủy thất dưỡng mà gây chứng mất ngủ, ngủ hay mê, hay quên. Thận âm hư nội nhiệt nên đại tiện phân táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch trầm nhược

Chẩn đoán:

–   Bát cương: Lý hư nhiệt

–   Tạng phủ: Thận âm

–   Nguyên nhân: nội thương

–   Bệnh danh: Thất miên

Pháp điều trị: tư bổ thận âm, giao thông tâm thận.

Phương dược:

–   Cổ phương: Lục vị địa hoàng hoàn hợp Giao thái hoàn.

Thục địa      320g                     Hoài sơn    160g

Sơn thù       160g                     Trạch tả       120g

Bạch linh    120g                    Đan bì         120g

Hoàng liên  120g                    Nhục quế    40g

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 8 – 12g/lần x 2 – 3 lần/ngày với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra  thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

–   Thuốc nam:

Đỗ đen sao chín    15g                      Vừng đen sao chín          10g

Lạc tiên                 12g                       Dây hà thủ ô                   12g

Lá vông non          12g                      Vỏ núc nác sao rượu 08g

Lá dâu non           12g                      Thảo quyết minh sao đen         12g

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

Châm cứu:

–   Châm bổ thái khê, thận du, nội quan, thần môn, tam âm giao. Thời gian: 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.

– Nhĩ châm: tâm, thận, thần môn, vùng dưới vỏ. Thời gian: 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.

Mất ngủ ngoài các phương pháp điều trị ở trên cần kết hợp ăn kiêng các thứ kích thích cay nóng, cần thư thái tin thần, mỗi ngày cần vận động tập thể dục nhẹ nhàng một vài.

Tóm lại:

  • Mất ngủ thể tâm tỳ lưỡng hư: bài thuốc thường dùng: Quy tỳ thang

  • Mất ngủ thể tâm huyết hư: bài thuốc thường dùng: Thiên vương bổ tâm đan

  • Mất ngủ thể tâm đởm khí hư: bài thuốc thường dùng: An thần định chí hoàn

  • Mất ngủ thể thận âm hư: bài thuốc: Lục vị địa hoàng hoàn hợp Giao thái hoàn.

*Các bài thuốc bí truyền chữa bệnh mất ngủ

Bài 1: Bài thuốc trị mất ngủ: Cam thảo, Trần bì, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhân, Xích thược, Vỏ trắng cây Dâu: mỗi vị 15 g; Sài hồ, Mộc thông, Bán hạ, Đại phục bì, Tô tử: mỗi vị 10 g. Sắc 15 phút. Chắt lấy nước. Còn bã, đổ thêm nước sắc tiếp 20 phút. Lọc, bỏ bã. Trộn lẫn 2 nước thuốc, chia đều uống. Ngày 1 thang.

Bài 2: Bài thuốc trị mất ngủ: Hạt sen: 20 hạt, Long nhãn: 15 g. Sắc kỹ, ăn, uống tất trước khi ngủ.

Bài 3: Bài thuốc trị mất ngủ: Phục thần, Đại táo, Hồ đào nhân, Trúc diệp, Đăng tâm: mỗi vị 10g; Cam thảo: 3g.

Cách sắc, uống như bài 1. Ngày 1 thang.

Bài 4: Bài thuốc trị mất ngủ: Hạt sen, Bách hợp, Toan tóa nhân: mỗi vị 20 g

Cách sắc uống như bài 1.  Ngày 1 thang.

Bài 5: Bài thuốc trị mất ngủ :Toan táo nhân, Phục linh, Tri mẫu, mỗi vị 10g; Xuyên khung, Cam thảo: mỗi vị 5g.

Cách sắc uống như bài 1.

Bài 6: Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính:Trân châu mẫu, Dạ giao đằng: mỗi vị 30g; Bạch truật, Bạch thược, Toan táo nhân,Đang quy, Đan sâm, Phục linh: mỗi vị 20g; Tam lăng, Nga truật, Sài hồ, Cam thảo: mỗi vị 10g.

Cách sắc uống như bài 1.

Nếu người uể oải, lưỡi đỏ, tưa lưỡi vàng thì thêm Chi tử, Mẫu đơn bì: mỗi vị 10g. Nếu miệng khô, nóng cổ thì thêm Sa sâm, Mạch môn đông: mỗi vị 10g. Nếu khí huyết ở tim không đủ thì thêm Hoàng kỳ, Long nhãn mỗi vị 10g.

Bài 7: chữa chứng mất ngủ

Mẫu lệ: 30g; Thục linh, Câu kỷ tử, Toan tóa nhân, Sơn dược: mỗi vị 15g; Sơn thù du, Phụ tử, Phục linh, Tri mẫu: mỗi vị 9g; Trạch tả: 6g; Mẫu đơn bì, Nhục quế: mỗi vị 3g.

Bài 8: Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính: Toan tóa nhân (sao); Từ thạch, Long cốt, Mẫu lệ; mỗi vị 30g; Bách hợp: 20g; Hợp hoan bì, Dạ giao đằng, Câu kỷ tử: mỗi vị 15g; Thạch hộc, Bá tử nhân, Dâm dương hoắc: mỗi vị 12g, Đậu cổ, Chi tử, Viễn trí, Trần bì, Bạch truật: mỗi vị 10g; Thiên trúc hoàng, Tri mẫu, Hổ phách (nghiền, ngâm): mỗi vị 6g; Chu sa (nghiền, ngâm): 1.5g. Cách sắc, uống như bài 1

Bài 9: Bài thuốc chữa mất ngủ, buồn phiền, hay quên, tức ngực.

Dạ giao đằng,  Mạch nha: mỗi vị 50g; Bách hợp: 40g; Bạch thược, Tâm sen, Sinh địa: mỗi vị 20g: Uất kim, Hương phụ, Liên kiều, Cam thảo mỗi vị 15g, Táo đỏ 8 quả.

*”Thần dược” giúp bạn chống lại những đêm dài mất ngủ

Rất nhiều người gặp chứng mất ngủ, nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và công việc của bạn.

Những ai bị mất ngủ hãy tham khảo các biện pháp tự nhiên từ các thực phẩm sau:

Dùng hạt sen, tâm sen trị chứng mất ngủ

Tâm sen là mầm xanh nằm giữa hạt sen, có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh tâm, khử nhiệt, chữa bệnh tim hồi hộp, mất ngủ, di mộng tinh. Hãy dùng tâm sen khô sắc uống để chữa những căn bệnh trên và đặc biệt bạn có thể ngủ ngon hơn, sâu hơn nhờ tâm sen.

tâm sen trị mất ngủ

Tâm sen trị mất ngủ

Hạt sen có tác dụng vào các kinh tâm, tì, thận, làm thuốc bổ tì, dưỡng tâm, an thần, cố tinh, chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh. Vì vậy, hãy dùng hạt sen chế biến các món ăn như: chè hạt sen, hạt sen nấu long nhãn, hạt sen hầm gà… những món ngon này giúp bạn cải thiện được tình trạng khó ngủ, mất ngủ rất tốt.

Mất ngủ hãy nhớ đến lá vông

Cây vông rất dễ trồng, mọc nhiều ở hàng rào. Lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp…

Dùng lá vông trị mất ngủ cực hiệu nghiệm

Dùng lá vông trị mất ngủ cực hiệu nghiệm

Dùng lá vông trị mất ngủ bằng cách: Lấy 20g lá vông tươi, rửa sạch, vò qua, vẩy khô hấp vào nồi cơm sau khi cạn (có thể đun làm nước uống). Trước khi đi ngủ, ăn vài lá vông này sẽ khiến bạn ngủ sâu giấc.

Lạc tiên giúp bạn có giấc ngủ say nồng

Lạc tiên mọc hoang ở đồi, rào… loại cây này có vị ngọt nhạt, tính mát, không độc. Tác dụng dưỡng tâm, an thần. Chữa suy nhược thần kinh mất ngủ.

Cây Lạc Tiên – ‘Thần dược’ chữa bệnh mất ngủ cực hiệu quả

Cây Lạc Tiên – ‘Thần dược’ chữa bệnh mất ngủ cực hiệu quả

Khi bị suy nhược thần kinh, mất ngủ hãy dùng 8-16g thân, lá lạc tiên sắc nước uống. Thân và lá lạc tiên dùng khô hoặc tươi đều tốt.

Ăn món cúc hoa nấu gà không sợ mất ngủ

Cúc hoa sắc kỹ lấy nước bỏ bã. Thịt gà rửa sạch, loại bỏ gân, thái chỉ rồi trộn đều với lòng trắng trứng gà và một chút bột mì. Cho dầu thực vật vào chảo đun nóng già rồi cho thịt gà vào đảo cho săn miếng thịt.

Sau đó, phi hành tỏi cho thơm rồi đổ nước sắc cúc hoa, thịt gà, gừng tươi thái chỉ và một chút rượu vang vào, đun sôi vài phút là được. Dùng món ăn khi còn nóng.

Uống trà hoa cúc trị mất ngủ là phương pháp lâu đời được truyền lại

Uống trà hoa cúc trị mất ngủ là phương pháp lâu đời được truyền lại

Món ăn này rất tốt cho người hay bị mất ngủ đau đầu và tốt cho thị lực của bạn.

Chúc các bạn có những ngủ ngon!

Nguồn tin :
Theo dõi Tin tức qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:

In

Mới cập nhật

gia công mỹ phẩm

Tin doanh nghiệp

Sự khác biệt giữa Tư duy hệ thống và Tư duy thiết kế

Tuy tư duy hệ thống và tư duy thiết kế đều là những công cụ hữu ích để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, nhưng chúng có những điểm khác biệt cơ bản.

Mối Liên Hệ Giữa Kaizen và Design Thinking

Kaizen và Design Thinking là hai phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng đáng kể, đặc biệt khi chúng được áp dụng trong quá trình sáng tạo và cải tiến.

Bún Ốc Bà Ngoại - Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam

Ngày 12/10/2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân Đội – Thành phố Hà Nội, thương hiệu Bún ốc Bà Ngoại đã vinh dự nhận được 2 danh hiệu cao quý "Top 5 Tinh Hoa Ẩm Thực Hàng Đầu Việt Nam và Người Sáng Lập Thương Hiệu Ẩm Thực Nổi Tiếng Quốc Gia - Bún Ốc Bà Ngoại" do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học & Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia phối hợp cùng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Doanh Nhân Việt Nam – Asean trao tặng. Đây là một trong những phần thưởng xứng đáng cho những đóng góp đối với ngành ẩm thực dân gian, đặc biệt là nâng tầm món Bún Ốc Nguội của bà chủ thương hiệu - Nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.

Học viện Đào tạo Tum vinh dự nhận danh hiệu top 10 Thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam 2024

Vào ngày 12/10/2024, sự kiện công bố các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Quân Đội, Hà Nội. Học viện Đào tạo TUM (TUM) đã vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam, khẳng định chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực du học, đào tạo và di trú toàn cầu.

Vitosa Việt Nam chinh phục giải thưởng Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam

Ngày 12 tháng 10 năm 2024 vừa qua, tại Nhà hát Quân đội, thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Vitosa Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương Hiệu Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam. Sự kiện này không chỉ tôn vinh những nỗ lực và bản lĩnh kiên cường của doanh nghiệp, mà còn ghi nhận khả năng thích ứng và chuyển đổi số mạnh mẽ trong bối cảnh đầy thách thức. Vitosa cũng được đánh giá cao về cam kết đảm bảo chính sách lao động và trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Ô tô từ Thái Lan vọt lên dẫn đầu xe nhập khẩu về Việt Nam

Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.

'Điểm danh' 5 công nghệ an toàn hiện đại nhất trên ô tô

Công nghệ an toàn cho xe hơi ngày nay không chỉ tập trung vào việc bảo vệ người lái và người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm, mà còn giúp ngăn ngừa va chạm; đồng thời giúp tài xế tập trung hơn, lái ...

NHA KHOA SMILE CARE

Đồng phục phát thịnh

VÀNG BẠC PHÚ QUÝ

zenna

shoppee

GỐM SÔNG HỒNG

CỬA VINDOOR CHÂN TRANG
Khuyến mãi

Copyright © Thương hiệu vàng