Tầm gửi cây gạo trong dân gian được ví như “thần dược” giải độc, mát gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận và các căn bệnh mãn tính. Sử dụng tầm gửi gạo như thế nào, lưu ý gì để đạt được hiệu quả cao nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vị thuốc quý này, từ đó ứng dụng linh hoạt vào cuộc sống.
Theo nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội, trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo có catechin, một hợp chất hỗ trợ ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, thận, bàng quang.
Tầm gửi (hay còn gọi là tằm gửi, chùm gửi) là loài cây nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Tùy thuộc vào cây chủ mà có nhiều loại tầm gửi khác nhau, mỗi loại có những đặc tính và công dụng riêng biệt. Theo đó, tầm gửi sống trên cây dẻ có tác dụng giải biểu, trị cảm mạo, đau dạ dày, đòn ngã tổn thương; trên cây dâu (tang ký sinh) giúp bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai...
Trong các loại tầm gửi, thì tầm gửi gạo (tên khoa học là Taxillus chinensis) được sử dụng làm dược liệu từ lâu. Dân gian cho rằng loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt cho người bệnh thận. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt. Trong tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, cây vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao.
Theo kinh nghiệm của những người dân thì tầm gửi tốt phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng còn loại khô có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè…
Đặc điểm thực vật: Là cây sống bằng cách ký sinh trên cây gạo, có thể mọc bò hoặc leo. Cây có thân gỗ và chia thành từng đốt, giòn và phủ một lớp lông mỏng. Lá thảo dược mọc đối xứng nhau, phiến lá có hình oval hoặc hình mác, gân lá có hình lông chim, mép lá nguyên. Hoa tầm gửi gạo mọc thành từng cụm theo dạng đơn tính hoặc lưỡng tính. Quá hình trụ cầu và có màu vàng.
Phân bố: Người ta có thể tìm thấy loại thảo dược này ở nhiều tỉnh thành, từ trung du miền núi hay cho tới đồng bằng. Tầm gửi cây gạo sẽ duy trì sự sống nhờ ký sinh trên cây gạo.
Bộ phận làm thuốc: Toàn bộ cành, lá và thân của tầm gửi đều có thể sử dụng trong các bài thuốc. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả trong điều trị bệnh người ta thường ưu tiên lựa chọn những cây có lá to, dày và không bị mục nát. Những cây có lá mỏng, lá vàng thường không tổng hợp được nhiều dược chất quý giá.
Thu hái, sơ chế: Do đặc tính sống bằng cách hút chất dinh dưỡng từ cây gạo nên tầm gửi gạo thường phát triển và có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để có được tinh dược mạnh mẽ nhất là vào mùa hè – khoảng thời gian tầm gửi phát triển mạnh nhất. Sau thu hoạch, dược liệu sẽ được cắt thành khúc nhỏ, phơi khô.
Bảo quản: Dược liệu thường được bảo quản dưới dạng khô trong hộp thủy tinh hoặc lớp túi ni lông buộc kín, bên ngoài cùng bọc bao tải và treo cao hoặc để gác bếp, tủ chè tránh ẩm mốc.
Tính vị: Dược liệu có vị chát nhẹ, mùi thơm, tính bình quy vào kinh Thận và Can
Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận), chữa sỏi thận, phù thận... Tuy nhiên, việc sử dụng vị thuốc này nên lưu ý dùng kết hợp với các vị thuốc nam khác như mã đề, kim tiền thảo, thổ phục linh… mới phát huy hết tác dụng.
Theo Y học hiện đại, tầm gửi gạo có tác dụng lợi tiểu chống viêm và chữa nhiều bệnh về thận như: đái đục, đái buốt, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm cầu thận cấp và mạn tính.
Các nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội cho thấy trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo chứa những hoạt chất có tác dụng sinh học như trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron. Đa số các thành phần này đều có tác dụng chống oxy hóa, bẫy gốc tự do, bảo vệ màng tế bào. Đặc biệt, catechin là một hợp chất phenol có nhiều trong chè xanh, tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột qụy và ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang.
Tổng hợp những cách sử dụng tầm gửi đạt hiệu quả tốt nhất
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Vân Anh, sử dụng có thể sử dụng tầm gửi trong các bài thuốc chữa bệnh, sử dụng pha trà hoặc cũng có thể ngâm rượu thuốc. Cụ thể từng cách như sau:
Các bài thuốc chữa bệnh từ tầm gửi cây gạo
- Như đã chia sẻ, thảo dược tầm gửi cây gạo có công dụng tốt trong điều trị các bệnh lý về thận, xương khớp, mát gan thanh nhiệt. - Thông thường chúng sẽ được kết hợp cùng một số thảo dược khác để tăng hiệu quả điều trị.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng sỏi thận, sỏi bàng quang
- Nguyên liệu chuẩn bị: 15g tầm gửi gạo; cây mã đề, kim tiền thảo, thổ phục linh, rễ cỏ tranh mỗi vị lấy 10g
- Thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu trên sau đó đem sắc cùng 2 lít nước, chia đều uống hết trong ngày. Bạn cần kiên trì thực hiện 2 tháng sẽ thấy được kích thước thỏi giảm đi đáng kể.
Bài thuốc mát gan, giải độc
- Nguyên liệu gồm có: Sử dụng khoảng 25 – 35g thảo dược khô
- Thực hiện: Đem dược liệu sắc cùng 2 lít nước và uống hết trong ngày, dùng khi còn ấm để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp
- Nguyên liệu gồm: 20g tầm gửi, 15g chi tử, 20g thảo quyết minh, 10g ích mẫu, 10g bạch linh.
- Thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu trên sắc cùng nước sau đó chia phần nước cốt uống 3 lần mỗi ngày; kiên trì dùng 1 tháng sẽ thấy huyết áp và nhịp tim ổn định hơn.
Bài thuốc chữa đau nhức dây thần kinh tọa
- Nguyên liệu: 20g tầm gửi cây gạo; bạch thược, bạch linh, sinh địa mỗi vị 15g; đương quy, đỗ trọng mỗi vị 5g.
- Thực hiện: Đem dược liệu sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng đều đặn trong 2 tháng sẽ thấy những cơn đau giảm nhiều.
Bài thuốc chữa tắc tia sữa
- Nguyên liệu: Sử dụng 16g tầm gửi, thêm 10g ngưu tất.
- Thực hiện: Đem hỗn hợp sắc cùng 450ml nước, để lửa nhỏ liu riu tới khi còn 100ml thì tắt bếp. Chia đều thuốc uống làm 2 lần trong ngày.
Bài thuốc chữa đau mỏi lưng, tê bì chân tay
- Nguyên liệu: Sử dụng 16g tầm gửi cây gạo; ngưu tất, cẩu tích mỗi vị 12g.
- Thực hiện: Đem hỗn hợp sắc nước uống trong ngày.
Bài thuốc mát gan, lợi sữa cho mẹ sau sinh
- Nguyên liệu: tầm gửi 15g; thêm tía tô, củ cây gai mỗi thứ 10g; ngải diệp 5g
- Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc cùng 2 lít nước tới khi trong ấm cạn còn chừng 300ml thì tắt bếp. Lọc nước cốt uống giúp lợi sữa cho con; thanh nhiệt, mát gan cho mẹ.
Tầm gửi cây gạo ngâm rượu
- Rượu tầm gửi gạo không chỉ mang tới hương vị thơm ngon mà đây còn là loại rượu thuốc rất tốt cho những người mắc bệnh xương khớp. Cách ngâm rượu với thảo dược này rất đơn giản, bạn có thể tham khảo 1 trong 2 cách như sau:
Cách ngâm với dược liệu tươi
- Sau khi thu hoạch, vặt lá riêng sau đó rửa sạch tầm gửi rồi để ráo nước
- Chặt thành từng khúc nhỏ, rửa sạch
- Xếp lần lượt lá xuống đáy bình rồi xếp cành lên trên
- Đổ ngập 15cm rượu vào bình, rượu sử dụng là loại rượu 45 độ
- Thời gian ngâm rượu ít nhất là 90 ngày, bảo quản dưới nền mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Cách ngâm rượu với dược liệu khô
- Tầm gửi gạo khô được tách riêng lá và cành
- Xếp phần lá xuống dưới đáy bình, để cành xếp lên trên
- Đổ rượu trắng ngâm theo tỷ lệ: Cứ 1kg tầm gửi gạo sẽ ngâm tối đa 0,5l rượu có nồng độ cồn là 45.
- Rượu cần phải ngâm ít nhất trong 45 ngày, ngâm trên 90 ngày sẽ cho mùi vị thơm ngon hơn.
- Sử dụng trà tầm gửi cây gạo mỗi ngày
- Ngoài xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh, ngâm rượu là rượu thuốc, cây tầm gửi gạo còn có thể sử dụng để pha, nấu trà sử dụng mỗi ngày giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc.
Cách pha trà
- Sử dụng 1 nhúm khoảng 10g tầm gửi khô, thêm 150ml nước sôi
- Tráng trà qua một lượt nước rồi đổ nước này đi
- Cho nước sôi vào ấm, hãm trà trong khoảng 5 – 7 phút là có thể sử dụng được.
- Trà tầm gửi khi nóng có vị thơm thơm, bùi bùi rất thú vị, bạn nên thưởng trà khi còn nóng.
- Uống trà tầm gửi cây gạo mỗi ngày giúp thanh nhiệt, giải độc gan rất tốt
Cách nấu trà
Bạn có thể thanh lọc cơ thể bằng cách nấu trà sử dụng hàng ngày thay nước lọc.
Lấy khoảng 50 – 80g tầm gửi khô nấu cùng 1,5 lít nước uống trong ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu
- Để đạt được hiệu quả cao trong suốt quá trình điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe bằng dược liệu tầm gửi, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý bao gồm:
- Đối tượng nên sử dụng dược liệu: Người bị bệnh cao huyết áp, đang mắc bệnh đau nhức xương khớp, phụ nữ sau sinh mắc các bệnh hậu sản, tầm gửi cây gạo với bà bầu muốn an thai. Tuy nhiên riêng với phụ nữ mang bầu muốn dùng tầm gửi phải hỏi ý kiến bác sĩ.
- Tầm gửi cây gạo tía là loại tầm gửi tổng hợp dược lực tinh túy và mạnh mẽ nhất, do đó bạn nên ưu tiên lựa chọn loại này sử dụng.
Các bài thuốc từ dược liệu thường chỉ có thể xử lý bệnh ở giai đoạn cấp tính. Trường hợp bị nặng hơn cần thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
- Không kết hợp sử dụng bài thuốc từ cây tầm gửi gạo cùng các loại thuốc Tây y, thực phẩm chức năng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Trong suốt quá trình sử dụng nếu thấy bất kỳ hiện tượng nào trên cơ thể như đau bụng, nổi mụn nhọt, mệt mỏi cần nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám kịp thời.
- Ngoài tầm gửi gạo, người bệnh cũng có thể tìm tới tầm gửi trên cây dâu, tầm gửi trên cây đa. Tuy nhiên TUYỆT ĐỐI KHÔNG sử dụng tầm gửi trên lim, thông thiên, trúc đào bởi chúng đều chữa độc dược gây hại cho sức khỏe.
- Cần lựa chọn thảo dược ở địa chỉ uy tín để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng