Trung Quốc lo 'mất mặt' nếu doanh nghiệp Nhật rời đi
Lượt xem: 1.204
Các địa phương tại Trung Quốc đang tích cực xúc tiến thương mại và tăng ưu đãi để tránh "mất mặt" nếu nhiều công ty Nhật bỏ đi.
Đại dịch đã tàn phá các chuỗi cung ứng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này nhấn mạnh điều mà nhiều công ty và quốc gia đã biết từ lâu, rằng họ phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
 
Gần đây, Nhật Bản quyết định trợ cấp 653 triệu USD cho một nhóm 87 công ty để mở rộng sản xuất tại quê nhà và Đông Nam Á. Điều này đã làm dấy lên cuộc tranh luận về việc nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang cố bớt phụ thuộc vào Trung Quốc ra sao.
 
Với số tiền trợ cấp, 57 công ty sẽ mở thêm nhà máy tại Nhật Bản, 30 đơn vị còn lại sẽ mở rộng sản xuất ở các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Myanmar và Thái Lan. Khoảng 70% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với hơn hai phần ba tham gia sản xuất cung ứng thiết bị, vật tư y tế.
 
Một danh sách các doanh nghiệp được hỗ trợ đợt hai đang được soạn thảo, với cơ cấu thành phần tương tự như đợt đầu, theo các quan chức Nhật Bản.
 
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Dù không phải tất cả các doanh nghiệp trong làn sóng này đều có hoạt động tại Trung Quốc, nhưng động thái của chính phủ Nhật vẫn làm đấy lên lo ngại cho nước này.
 
 
Vận chuyển thiết bị sản xuất khẩu trang vào nhà máy thiết bị gia dụng Iris Ohyama ở Kakuda, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản, ngày 20/ 5. Ảnh: Reuters.
 
 
Các công ty liên quan được ước tính chiếm ít hơn 1% tổng vốn đầu tư của Nhật vào Trung Quốc, và sẽ không có tác động kinh tế ngay lập tức. Tuy nhiên, SCMP cho rằng, nếu xu hướng này tiếp tục, nó có thể làm lung lay nền tảng của mô hình tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc, suy giảm năng lực công nghiệp của nước này.
 
Khảo sát của hãng nghiên cứu tín dụng Teikoku Databank cho biết, có 13.685 công ty Nhật Bản tại Trung Quốc vào cuối tháng 5/2019, giảm từ 13.934 trong cuộc khảo sát trước đó được thực hiện vào năm 2016. Vào lúc cao điểm năm 2012, có 14.394 công ty Nhật hoạt động tại Trung Quốc.
 
Bị cuốn vào cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung, cũng như chịu tác động của Covid-19, các đại gia máy in của Nhật Bản bao gồm Brother, Kyocera và Fuji Xerox đang chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Sharp cũng di dời một phần dây chuyền sản xuất máy in đa chức năng từ tỉnh Giang Tô sang Thái Lan, mặc dù những động thái này không liên quan đến các khoản trợ cấp, theo Tạp chí Caijing.
 
Liu Zhibiao, Giáo sư kinh tế công nghiệp tại Đại học Nam Kinh (Giang Tô) cho biết chính quyền địa phương đang ngày càng lo lắng về cuộc "di cư" của các nhà sản xuất Nhật Bản vì họ sẽ thấy "mất mặt" nếu các doanh nghiệp nước ngoài bỏ đi.
 
"Tại Giang Tô, chúng tôi không thấy xu hướng di cư hàng loạt của các công ty Nhật Bản. Chúng tôi hiểu động thái của chính phủ Nhật, đặc biệt là với những gì đã xảy ra kể từ đại dịch", ông Liu, người cũng là cố vấn của chính phủ, cho biết.
 
Chính quyền Giang Tô tự tin về cơ sở hạ tầng và hiệu quả điều hành, nên đó vốn không phải là lý do đáng lo khiến doanh nghiệp Nhật ra đi. Nhưng giờ cách duy nhất để họ giữ doanh nghiệp nước ngoài là giúp giảm chi phí và cung cấp môi trường đầu tư an toàn cho họ.
 
Tại tỉnh Sơn Đông, nơi có hơn 1.300 nhà sản xuất Nhật Bản, chính quyền địa phương đang nỗ lực để thu hút thêm đầu tư của Nhật Bản. Tỉnh đang đồng tổ chức một sự kiện với cả các tổ chức xúc tiến thương mại Trung Quốc và Nhật Bản, kéo dài đến cuối tháng 9, để tăng cường hợp tác trong sản xuất thiết bị cao cấp, chăm sóc y tế với Nhật Bản.
 
Mục đích chính thức của các khoản trợ cấp là đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Nhật Bản và giúp chuỗi vững mạnh hơn, chứ không phải rút hẳn khỏi Trung Quốc, Hideo Kawabuchi, Phó tổng giám đốc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) Bắc Kinh. Chính sách này không bắt buộc, quyết định di dời khởi Trung Quốc hay không tùy thuộc vào từng công ty.
 
"Các nhà quản lý doanh nghiệp Nhật quyết định đầu tư vào đâu bằng cách xem xét đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro gián đoạn đối với nguồn cung hàng hóa quan trọng và chuỗi cung ứng khi gặp khủng hoảng bất ngờ", ông Kaw Kawuchi cho biết.
 
Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các sản phẩm điện tử, máy tính và phụ tùng xe hơi vào Trung Quốc. Nhưng việc sản xuất tại nước này phải dừng lại vào đầu năm nay, dẫn đến sự gián đoạn sản xuất tại Nhật Bản.
 
Mặc dù số bộ phận nhập khẩu không nhiều, nhưng ngành công nghiệp xe hơi có một hệ thống sản xuất phức tạp và chuỗi cung ứng tập trung. Nghĩa là bất kỳ sự gián đoạn nào cũng có thể khiến việc sản xuất xe bị đình chỉ.
 
Tháng trước, sách trắng thương mại hàng năm của Nhật Bản cũng cho biết các công ty ở thượng nguồn dễ bị ảnh hưởng khi hoạt động sản xuất bị gián đoạn tại Trung Quốc. Vì vậy nước này cần xây dựng lại chuỗi cung ứng để chuẩn bị và đối phó với một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra khác trong tương lai.
 
Động thái của chính phủ Nhật diễn ra vào thời điểm quan hệ Mỹ - Trung ở mức thấp nhất mọi thời đại. Vào tháng 4, cùng ngày Nhật Bản công bố kế hoạch trợ cấp, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng Larry Kudlow đề xuất Mỹ hỗ trợ chi phí di chuyển cho công ty nước này muốn rời khỏi Trung Quốc.
 
Đối với một số người, động thái của Nhật Bản di chuyển được coi là một bước để tách rời kinh tế khỏi Trung Quốc và gia nhập Washington để thành lập một mặt trận thống nhất chống lại Bắc Kinh.
 
Tuy nhiên, Scott Kennedy, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói rằng Washington cần hiểu rõ hơn về hành động của Tokyo và điều chỉnh cách tiếp cận của riêng mình nếu muốn hợp tác thực sự với Nhật trong việc quản lý thách thức do Trung Quốc đặt ra.
 
"Thay vì cắt đứt quan hệ, mục tiêu của Tokyo là đa dạng hóa chuỗi cung ứng, khiến họ kiên cường hơn và ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc, đồng thời khuyến khích sản xuất nội địa nhiều hơn để giải quyết nền kinh tế đang chậm lại", ông Kennedy giải thích.
 
Giống như các công ty quốc tế khác đang tăng đầu tư vào Trung Quốc, hầu hết các công ty Nhật Bản đều muốn hiện diện Trung Quốc vì sức hấp dẫn của thị trường bản địa. Ngay cả khi Trung Quốc chậm lại trong vài năm qua, và triển vọng tăng trưởng chậm hơn trong thập kỷ tới khi họ vật lộn với quá trình chuyển đổi nhân khẩu học và nợ nần cao, thì Trung Quốc vẫn có nhu cầu ngày càng tăng về cơ sở hạ tầng công nghệ cao và thị trường tiêu dùng, ông Kennedy chỉ ra.
 
Trong một cuộc khảo sát hồi tháng 4 của JETRO với 424 công ty Nhật Bản có cơ sở ở miền đông Trung Quốc, 86% đơn vị được hỏi cho biết không có kế hoạch thay đổi chuỗi cung ứng hoặc chuyển sang các nước khác.
 
Trong số 361 người được hỏi ở miền nam Trung Quốc, 22,3% cho biết sẽ mở rộng hoạt động tại Trung Quốc và 8,6% nói sẽ giảm quy mô hoạt động tại nước này. Trong khi, 69,1% đang cân nhắc nhưng rời đi đâu thì chưa rõ.
 
"Các công ty Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ mối quan hệ đang thay đổi giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng chiến lược kinh doanh của họ dựa trên nền kinh tế và thị trường từng quốc gia. Đối với họ không phải là việc chọn một trong hai giữa Mỹ và Trung Quốc", ông Kawabuchi nói.
Nguồn tin :
Theo dõi Tin tức qua FB, G+:
Thích và chia sẻ bài này trên:

In

Các tin khác

Mới cập nhật

gia công mỹ phẩm

Tin doanh nghiệp

Doanh nhân Đoàn Khải Định, thành công là khát vọng lớn và nỗ lực không ngừng

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Đồng Nai, Đoàn Khải Định là minh chứng sống động cho tinh thần kiên trì và nỗ lực không ngừng để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Tuy xuất thân từ khó khăn, anh luôn giữ vững ý chí tự lực và tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân trong lĩnh vực tài chính và bất động sản.

Amway Việt Nam chính thức ra mắt bộ giải pháp sản phẩm “Buổi sáng dinh dưỡng – Morning Nutrition”

Amway Việt Nam - thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe chính thức công bố chiến lược "Sống khỏe mạnh, sống hạnh phúc" tại sự kiện Amway Expo 2025. Với những bước đi chiến lược, Amway tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chủ động, đồng thời lan tỏa cảm hứng sống tích cực đến cộng đồng, hướng đến một tương lai bền vững hơn.

Bánh Đa Cua Hiền – Hương Vị Đặc Sắc Của Vùng Đất Kinh Bắc

Ngày 19/01/2024, tại Nhà hát Quân Đội - Thành phố Hà Nội, Thương hiệu Bánh Đa Cua Hiền đã vinh dự nhận danh hiệu TOP 10 Tinh Hoa Ẩm Thực Việt do Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học và Chứng Nhận Phù Hợp Tiêu Chuẩn Quốc Gia trao tặng. Giải thưởng này không chỉ là minh chứng cho sự yêu mến và tin tưởng của khách hàng mà còn khẳng định chất lượng vượt trội. Đây là một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến lớn trong sự nghiệp phát triển của thương hiệu.

Kem que địa danh - Từ hương vị quê hương đến câu chuyện văn hoá

Hành trình đưa địa danh Việt Nam vào từng que kem

Thương hiệu Yến Sào QiQi Yến – Chất Lượng Vượt Trội, Sức Khỏe Bền Lâu

Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Phát triển Phúc Thịnh, với thương hiệu Yến Sào QiQi Yến, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường yến sào Việt Nam bằng những bước tiến vượt bậc. Gần đây, công ty đã đạt giải thưởng danh giá TOP 10 Thương Hiệu Uy Tín Quốc Gia trong lễ biểu dương tổ chức tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến các sản phẩm chất lượng cao, phục vụ sức khỏe cộng đồng.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI)

Vào 17/2/2025 vừa qua, tại Ada, Michigan, Mỹ tập đoàn Amway – Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn khỏe mạnh hơn - công bố hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Hai bên chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tại trụ sở Tập đoàn Amway (Michigan, Mỹ). Sự kiện này đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu dinh dưỡng, thúc đẩy trao đổi chuyên môn và tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Chị Liễu Hà Tĩnh: Kiếm ngàn tỷ nước ngoài, về chơi showbiz

 Liễu đại gia vốn là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia. Ở tuổi 46, Liễu đại gia nắm trong tay khối tài sản khổng lồ và sau những thành công kinh doanh, dường như ...

Là họa hay là phúc?

Đời người có rất nhiều chuyện, ở chỗ u minh đã tự có sắp đặt, một việc là phúc hay là họa thường không giống như biểu hiện bề ngoài và cũng không thể dễ dàng nhận định.

Bí ẩn chuyên cơ ''ngày tận thế'' của Tổng thống Mỹ

Để phòng trường hợp chiến tranh hạt nhân hay thảm họa xảy ra, Mỹ đã chế tạo ra máy bay "ngày tận thế", được trang bị đầy đủ để chính phủ Mỹ có thể duy trì hoạt động.

Ô tô từ Thái Lan vọt lên dẫn đầu xe nhập khẩu về Việt Nam

Trong quý I/2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.

Saigonlube được vinh danh “Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2023”

Vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ Công Bố “Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2023”, là một sự kiện đánh dấu những nỗ lực đóng góp của doanh nghiệp, thương hiệu uy tín, chất lượng cao trên thị trường. ...

NHA KHOA SMILE CARE

Đồng phục phát thịnh

VÀNG BẠC PHÚ QUÝ

zenna

shoppee

GỐM SÔNG HỒNG

CỬA VINDOOR CHÂN TRANG
Khuyến mãi

Copyright © Thương hiệu vàng